ClockThứ Ba, 28/05/2019 06:30

Trắng hệ thống xử lý chất thải tại các lò mổ gia súc

TTH - Qua kiểm tra, lấy mẫu tại 11 cơ sở giết mổ gia súc (GMGS) trên địa bàn TP. Huế và các vùng phụ cận của Sở Tài nguyên & Môi trường, hầu hết đều không có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy định. Một số không còn phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ô nhiễm tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Nước thải từ giết mổ, phế thải của gia súc tại cơ sở GMGS Thủy Dương vẫn thải trực tiếp ra môi trường

Bỏ ngỏ

Cơ sở GMGS Thủy Dương (phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) hoạt động gần 20 năm nay, nằm gần trung tâm TP. Huế, nên số lượng chủ mổ tập trung về đây ngày càng đông. Trong khi đó, ngoài đầu tư, sửa sang lại mặt bằng nền để phục vụ giết mổ, thu gom chất thải rắn như đồ phế thải, nội tạng..., còn lại nước thải đang được thải trực tiếp ra mương và thoát ra hồ thủy lợi nằm gần lò mổ.

Không riêng lò mổ Thủy Dương, hầu hết các cơ sở GMGS trên địa bàn tỉnh đều đang trong tình trạng không có hệ thống xử lý nước thải đúng theo quy định. Chủ yếu nước thải được xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng tại các hồ vừa là hồ chứa, vừa có chức năng hồ sinh học trong khuôn viên cơ sở hoặc là hầm biogas nhưng không được vệ sinh, nạo vét, duy tu thường xuyên và phần lớn đều quá tải.

Ngay cả thủ tục hành chính ban đầu về môi trường, có hơn một nửa số cơ sở không thực hiện. Trong khi đó, cơ quan quản lý môi trường, cũng như chính quyền địa phương thiếu quan tâm hướng dẫn, kiểm tra và rà soát kỹ đã phát sinh nhiều sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, có nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân lân cận.

Chỉ riêng trong số 11 cơ sở GMGS được kiểm tra, hơn 90% cơ sở không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đúng quy định.

Hầu hết hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở GMGS trên địa bàn đều mang tính "thủ công", không đảm bảo

Kết quả quan trắc, lấy mẫu tại 11 cơ sở GMGS về các thông số đặc trưng cho chất lượng nước thải, như: pH, độ màu, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), amoni (NH4+), tổng Nitơ (tổng N), tổng Photpho (tổng P), dầu mỡ động thực vật (dầu mỡ ĐTV), coliform cho thấy, hơn 2/3 số cơ sở đều vượt giới hạn giá trị tối đa cho phép. Trong đó, đối với những thông số đặc trưng như: nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), amoni, coliform, có trên 90-100% cơ sở được kiểm tra lấy mẫu đều vượt giới hạn giá trị tối đa cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

 Lý do chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định về BVMT cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ giết mổ còn lạc hậu được các cơ sở GMGS đưa ra đều vì hoạt động nhỏ lẻ, số lượng mổ bất chừng, hoặc nằm trong diện di dời...

Quy hoạch hệ thống GMGS hợp lý

Hiện, có rất nhiều cơ sở GMGS nằm sát hoặc nằm ngay trong khu dân cư. Đơn cử như các cơ sở giết mổ phường Thủy Biều, Bãi Dâu (TP. Huế), Thủy Dương (TX. Hương Thủy), Quảng Thành, Quảng Phú (Quảng Điền), Bình Điền (TX. Hương Trà), Thuận An (Phú Vang)... do quá sát khu dân cư, đường giao thông, nên mùi hôi, tiếng ồn phát tán, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều hộ dân xung quanh.

11 cơ sở GMGS được kiểm tra, lấy mẫu, gồm: Bãi Dâu, Thủy Biều (TP. Huế), Phú Dương, Thuận An (Phú Vang), Thủy Dương, Thủy Tân, Thủy Châu (TX. Hương Thủy), Quảng Phú, Sịa (Quảng Điền), Bình Điền, Hương Văn (TX. Hương Trà). 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường, trong đó có 7/11 (63,64 %) cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nhiều cơ sở GMGS vùng ven thành phố, thuận tiện đường vận chuyển như: Phú Dương, Hương Văn, Thủy Dương, Thủy Tân, Thủy Châu..., kể từ cuối năm 2016, sau khi 2 trạm GMGS, gia cầm (GC) Bắc sông Hương (phường Hương Sơ) và Nam sông Hương (phường Xuân Phú) đóng cửa, được nhiều hộ kinh doanh, giết mổ và thương lái lựa chọn là điểm giết mổ, lấy hàng. Điều này càng khiến những cơ sở này vốn có công suất giết mổ quy mô nhỏ, hạ tầng không đảm bảo dần trở nên quá tải, dẫn đến gây ô nhiễm môi trường. Nhất là thời điểm cận các ngày lễ, tết, tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tăng cao, từ 200% - 300% so với ngày thường, làm nguồn thải phát sinh tăng đột biến.

Trước những tồn tại kể trên, công tác quy hoạch các điểm GMGS, GC phải được xem xét, rà soát và đánh giá lại để có phương án điều chỉnh hợp lý theo đúng tình hình thực tế cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục BVMT tỉnh, trong khi chờ đợi quy hoạch các điểm GMGS, GC mới và điểm GMGS, GC tập trung khu vực phía Bắc (kế hoạch tại TX. Hương Trà) được đầu tư xây dựng, trước mắt, để phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch (bò, lợn) của người dân trên địa bàn tỉnh, các cơ sở giết mổ nên thường xuyên nạo vét, khơi thông kênh mương dẫn nước thải; tăng cường đầu tư và sử dụng hệ thống biogas hợp lý, tránh hiện tượng quá tải, gây tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân xung quanh.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm tại KCN Phú Bài

Ngày 9/12, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV đầu tư & phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp (KCN Phú Bài - TX. Hương Thủy) do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm tại KCN Phú Bài
Hệ lụy của thời trang nhanh

Thuật ngữ “thời trang nhanh” hay thời trang “mì ăn liền” dùng để chỉ những loại hàng may mặc giá rẻ, sản xuất hàng loạt và nhanh chóng để bắt kịp các xu hướng thời trang mới nhất. Ngày càng có nhiều bạn trẻ sử dụng thời trang nhanh đã gây nên một sức ép lớn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hệ lụy của thời trang nhanh
Sạch sẽ, gọn gàng, chợ sẽ có sức hút

Tuyên truyền vận động là cần thiết và đương nhiên. Tuy nhiên, nếu không kết hợp với chế tài thích đáng, nghiêm túc thì có lẽ vấn nạn rác thải nơi các ngôi chợ sẽ... “muôn đời vẫn thế”.

Sạch sẽ, gọn gàng, chợ sẽ có sức hút
Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn

Những chiếc túi nhựa, hộp xốp, chai nước… (gọi chung là đồ nhựa dùng một lần) là những vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày bởi sự tiện dụng và giá thành rẻ. Tuy vậy, chúng lại tiềm ẩn mối đe dọa đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn
Chống nắng, chống luôn san hô

Dặm một chút son, trước đó là một lớp kem chống nắng mỏng để ra đường – đó là cách mà tôi thường dùng mỗi ngày. Thâm tâm, tôi luôn nghĩ mình là người đơn giản và bằng cách này, có lẽ cũng thuộc dạng thân thiện với môi trường. Vài năm trở lại, đó cũng là hai thứ mà tôi luôn mang theo trong túi xách của mình mỗi ngày.

Chống nắng, chống luôn san hô

TIN MỚI

Return to top