ClockThứ Năm, 12/09/2013 05:35

Trang thơ của Thảo Nguyên

TTH - “Lòng em muốn nói bao điều / Sao không nói để mây chiều buồn trôi…”. Đó là giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của Thảo Nguyên. Chị tên thật là Hồ Thị Thảo, sinh năm 1974. Cử nhân Ngữ văn (Đại học Sư phạm Huế). Ra trường, về dạy học rồi làm quản lý giáo dục tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Chị đã có thơ in trên Tạp chí Sông Hương, Báo Thừa Thiên Huế và nhiều báo khác. Ngoài công việc, có lẽ chị đã dành nhiều thời gian cho thơ với những ray rứt, thao thức về một bờ bên kia khó lòng chạm tới. Thừa Thiên Huế Cuối tuần xin giới thiệu những bài thơ tình của Thảo Nguyên cùng bạn đọc.

Ánh mắt 

 

Từ ánh mắt anh
Điệp khúc yêu thương
trầm ngâm sâu thẳm.
Em rơi lạc đa chiều
Giữa những sợi tơ tình định mệnh.
Ánh mắt tình si
của muôn ngàn say đắm
Dõi theo em
đến cuối con đường.
Ánh mắt nồng nàn,
khát cháy
Em không dám nhìn,
sợ tan chảy trong nhau.
Có thể nào? Em vẫn thường tự hỏi
Ánh mắt anh
sẽ trở thành sâu thẳm
Cuốn em về
trong giông bão bơ vơ.
 
 
 
 
Nỗi lòng
 
 
 
Ngang mùa rụng chiếc lá xanh
Trời quay quắt gió, ngày hanh heo vàng.
Tình rơi xuống nỗi bàng hoàng        
Riêng cay đắng em đa mang suốt đời.
Hư vô níu bóng người ơi
Để em giọt đắng trên môi mặn dòng.
Một thời tình ngát hương nồng
Giờ hụt hẫng giữa mênh mông biển đời.
Về đâu theo áng mây trôi?
Để em lại với rối bời niềm đau.
Lạnh lùng không nói một câu
Rồi xa xa mãi, về đâu cuối dòng.
Trăng tròn - khuyết vẫn bềnh bồng
Ngày xuôi đằng đẵng, đêm không chạm bờ.
Chiều rung vỡ chiếc lá khô
Tim em vỡ đến bao giờ lành đây.
Có - không ủ mộng hao gầy
Người giờ đuối mộng chân mây nghìn trùng…
 
 
 
 
Lối em về
 
 
Lối em về thoảng hương ngọc lan
Mưa loáng nước con đường dài xa vắng.
Một mình em… nỗi buồn thầm lặng
Heo may gầy run rẩy, cô đơn.
Lối em về thăm thẳm hoàng hôn
Như mộng du giữa dòng đời hối hả
Ai vụt qua sao giống anh đến lạ
Em ngẩn nhìn đăm đắm phía trời xa.
Lối em về bướm vẫn vờn hoa
Gió đa tình thầm thì bên vòm lá
Nắng lả lơi lướt trên bờ cỏ lạ
Em lẻ loi giữa thu lạnh cuối chiều
Lối em về vang vọng mãi lời yêu
Ai cứ gọi để ai hoài thổn thức
Nghe xao xuyến một niềm vui, bất chợt
Lối em về tràn ngập sắc màu: Anh
Vũ Thư (giới thiệu)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn
Có mùa xuân nơi đó

Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết...

Có mùa xuân nơi đó
Return to top