ClockThứ Năm, 26/09/2013 06:53

Trang thơ Nguyễn Miên Thảo

TTH - Vốn người dân miệt biển Phú Vang nhưng với Nguyễn Miên Thảo, hình như chưa một lần chạm được vào trùng khơi, không ăn sóng, nói gió mà đầm đìa như những dòng thơ tình anh đã viết. Từ năm 1960, anh đã là một cây bút thơ cứng cáp trong phong trào đấu tranh đô thị từ Huế đến Sài Gòn. Nhiều năm rồi vì công việc, cuộc sống, anh hầu như đã quên lãng thơ, bạn bè cứ ngỡ Miên Thảo “rửa tay gác bút”, nhưng rồi cái nghiệp thơ lại không chịu từ bỏ anh. Sự tái xuất trên thi đàn của anh là tập Thơ tình Nguyễn Miên Thảo. Thừa Thiên Cuối Tuần trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những bài thơ tình mượt mà của một người đã đi qua biết bao sóng gió cuộc đời.

Đóa lặng thầm

 
Người ta hái nụ tầm xuân
Anh xin hái đoá lặng thầm em thôi
Mặc ai muốn hái sao trời
Anh về cất giữ nụ cười tháng Giêng
Dù ai nói đảo nói điên
Anh ngồi tĩnh lặng hành thiền nhớ em
 
 
 
Không về với sông Hương không phải đấng mày râu
                                                                                                       Tặng Lê Ngọc Thuận
 
Bạn bảo “bất đáo Hương Giang phi hảo hán”
Gươm cùn, kiếm gãy hảo hán chi
Đầu thu ta sẽ về thăm Huế
Để được nhìn đôi mắt vương phi
 
Ta vốn kẻ hoang đàng chi địa
Yêu thì vô kể nhớ vô phương
Cuối đời còn một phương để nhớ
Mà lòng xao xác mãi không yên
 
Có lẽ ngày mai đi ở ẩn
Không bạn bè, không cả người thân
Nhớ em đó là điều chắc chắn
Thơ ta xin lót chỗ em nằm
 
 
Từ Sài Gòn nghe gió sông Hương
 
 
Từ Sài Gòn anh nghe gió sông Hương
Thổi tạt vào Thành Nội
Trưa nay em ngồi giặt áo
Nhớ về một cuộc tình buồn
Lòng trống rỗng chứa đầy hư vô
Mười ngón tay em hát
 
Ngọn lửa anh thổi vào tim em
Chắc chắn có một ngày nồi cơm sẽ chín
 
Anh muốn làm ngọn gió sông Hương
Giữa mùa hè oi bức
Thổi tạt giùm em nỗi muộn phiền
Thổi tóc em bay giữa thành quách cũ
 
Nhưng ngọn lá tình cờ như
môi hôn
Rơi vào nỗi nhớ
Mùa xuân
 
Có những lúc lòng em trống trải
Nỗi buồn vây kín thanh xuân
Em gõ bước giữa đêm khuya
một mình xa vắng
Thu bay
 
Từ Sài Gòn anh nghe gió sông Hương
Thổi tạt vào Thành Nội…
Tường Thi (giới thiệu)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Return to top