Thế giới

Tranh luận toàn cầu trước hội nghị về khí hậu ở Paris

ClockChủ Nhật, 07/06/2015 07:38
TTH.VN - Hàng ngàn người tập trung khắp 79 quốc gia hôm qua (6/6) để tham gia vào cuộc tranh luận toàn cầu lớn nhất chưa từng có trên thế giới về biến đổi khí hậu.


Vùng đất khô nứt nẻ trên bờ một con sông ở Allahabad (Ấn Độ) - Ảnh: AFP

Kết quả của các cuộc tranh luận kéo dài một ngày sẽ được trình lên các nhà đàm phán về biến đổi khí hậu họp tại Bonn (Đức) vào tuần tới, trước hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Paris vào cuối năm nay, nơi các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ có tiếng nói cho một hiệp ước nhằm hạn chế việc toàn cầu đang nóng lên.

"Tôi hy vọng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tìm thấy sáng kiến mà công dân toàn cầu đang quan tâm, đó sẽ là hy vọng và nguyện vọng cho thế giới của bản thân và con cái họ", Christiana Figueres, Giám đốc điều hành Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu cho biết.

Từ Philippines đến sa mạc Arizona, Senegal, Trung Quốc, Madagascar, Brazil và Nhật Bản.., 100 cuộc tranh luận đã được tổ chức tại 79 quốc gia. Tại mỗi quốc gia, 100 người tham gia được hỏi rằng, họ có liên quan như thế nào đến biến đổi khí hậu, và ý kiến cá nhân về việc đàm phán khí hậu có nên tìm kiếm một thỏa thuận đầy tham vọng, hay thỏa thuận Paris cần ràng buộc về mặt pháp lý cho tất cả các quốc gia. Mỗi người tham gia được yêu cầu bỏ phiếu.

"Mọi người có ý kiến khác nhau, nhưng tất cả đang thực sự quan tâm", ông Alain Vauzanges, một người tham gia cuộc tranh luận ở Paris nói.

 

Lê Thảo (lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Return to top