ClockThứ Sáu, 04/06/2010 21:28

Tranh trên phố đồi

TTH - Mở đầu câu chuyện, Nguyễn Duy Hiền thổ lộ về miền ký ức xa xôi: Ngày trước, làng quê anh nghèo lắm. Thanh niên lớn lên phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống, từ thợ hồ, thợ mộc, đốn củi, đốt than đến đi rừng khai thác trầm, đào vàng, đá rubi... Anh cũng là một trong số đó. Tuổi xuân của anh trôi qua trong cảnh rừng thiêng, nước độc, vật vờ với bữa đói, bữa no. Thế nhưng, tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh vẫn vẽ. Hội họa giúp anh có thêm nghị lực, cân bằng cuộc sống. 
Ban đầu, anh vẽ chỉ để thỏa niềm đam mê của mình, chỉ là những bức tranh “bèo” như ông già đang câu cá, con thuyền, thiếu nữ ngồi chải tóc… Và rồi, cơ duyên đã đến khi khách du lịch trầm trồ, đòi mua tranh anh… Từ đó, Hiền “xây” cho mình giấc mộng làm họa sĩ. Ngẫm lại những ngày tháng ấy, anh bảo có lẽ chính hội họa đã chọn anh.
 
20 năm trước, chiều chiều anh lại đứng ngoài lớp hội họa của Trường đại học Nghệ thuật Huế để “học lỏm” từng nét vẽ, cách phối màu, phối cảnh... Biết được hoàn cảnh và cảm phục niềm đam mê của Hiền, các thầy đã giúp cho anh được vào học dự thính.
 
Hàng ngày, Hiền cứ một buổi học, một buổi lên các lăng tẩm vẽ và bán tranh. Để có những bức tranh sơn màu, khắc gỗ, sơn dầu và bột màu như ngày hôm nay, Hiền phải kinh qua 15 năm vẽ tranh “bèo”.
 
Vẽ tranh “bèo” không khó, thậm chí dễ sao chép nữa là đằng khác, song để tranh “bèo” có hồn, sống động, đòi hỏi hoạ sĩ phải dày công tập luyện. Có năm, thấy anh cứ mải mê luyện vẽ, lui tới cũng chỉ mỗi động tác ông già quăng cần câu câu cá, chị Khánh – vợ anh đã đổ nước trà vào các bức tranh, cốt để anh có một giấc ngủ ngon, không phải lọ mọ suốt đêm. Thế nhưng, chị vẫn không làm tắt niềm đam mê của anh. 7 năm trước, Hiền đã xây dựng hơn 20 quầy tranh với hơn 2.000 bức đang bày bán trên đường Huyền Trân Công Chúa nhằm tạo công ăn việc làm cho hàng chục hộ gia đình nơi đây.
 
 

Nguyễn Duy Hiền với những tác phẩm của mình
 
Những tác phẩm sơn dầu của Hiền luôn đậm gam màu hoàng thổ, như chính lời thổ lộ của họa sĩ, đó là gam màu đất đồi và cũng là ký ức của anh về làng quê ven phố của mình.
 
Tranh của Nguyễn Duy Hiền phảng phất hoài niệm về những năm tháng bươn chải với đủ thứ nghề để mưu sinh. Đó là những cái chết thương tâm của những người bạn cùng trang lứa khi đối mặt với sự khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc, là sự khắc khoải của những đứa con nhà nghèo, muốn rời quê, chỉ để gia đình bớt một miệng ăn.
 
Tất cả những ký ức ấy đã nhắc nhở Hiền phải làm gì đó cho làng quê mình.
 
Trăn trở ấy khiến Hiền đã táo bạo bỏ ra khoảng 600 triệu đồng, số tiền mà hai vợ chồng chắt chiu xây nhà, để làm phố tranh Festival 2010. Cùng với 2 họa sĩ trẻ Trần Hữu Nhật và Nguyễn Hoàng Việt, phố tranh Festival 2010 sẽ được trưng bày từ Đàn Nam Giao đến Lăng vua Tự Đức trải dài 4 km trên 2 con đường Lê Ngô Cát và Huyền Trân Công Chúa.
 
Cùng với việc triển lãm tranh trên phố đồi, họ còn treo 2 tấm toan, mỗi tấm dài 50 m trên đường Lê Ngô Cát để cho tất cả mọi người đến đây có thể vẽ những gì mình thích lên đó. Có như thế anh mới thỏa tâm niệm: góp phần quảng bá con đường của quê hương mình trở thành con đường du lịch và Huế có thêm một phố văn hoá. Tranh triển lãm lần này vừa là tranh souvenir vừa là tranh nghệ thuật, dành cho mọi thành phần đều có thể thưởng thức.
 
 
Nói về phố tranh trên đường Lê Ngô Cát, Nguyễn Duy Hiền bộc bạch: “Tôi muốn xây dựng một phố tranh trước hết là để cho Huế có thêm một không gian nghệ thuật phục vụ nhân dân và khách du lịch, sau nữa là để những gia đình sống trên con đường Lê Ngô Cát có việc làm, có thu nhập. Và nhất là, cho những người dân lao động nghèo quê tôi được xem tranh ngay trên đường phố của mình...
 
 

Bài, ảnh: Thu Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế).

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”
Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

Sáng 9/1, Hội sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp với Đoàn thanh niên trường tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2024).

Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên
Return to top