ClockThứ Năm, 27/06/2019 06:30

Trao “cần câu” và còn hơn thế nữa...

TTH - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh luôn xác định công tác chăm lo cho người nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ IX diễn ra từ ngày 27 - 28/6Phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Ủy ban MTTQVN huyện Phú Vang hỗ trợ gà giống cho các hộ nghèo trên địa bàn phát triển sản xuất đầu tháng 4 vừa qua

Hiệu quả từ hỗ trợ sinh kế

Gia đình ông Nguyễn Ném (thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang) nhiều năm loay hoay vẫn không thoát nghèo do thiếu vốn đầu tư sản xuất. Mọi chuyện dần khởi sắc khi ông được Ủy ban MTTQVN xã Phú Diên hỗ trợ 1 con bò giống thông qua nguồn Quỹ “Vì người nghèo” của địa phương. Nhờ được cán bộ Mặt trận theo sát động viên, hướng dẫn kỹ thuật nên đàn bò của ông phát triển tốt, đến nay có 8 con, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo.

Hay như trường hợp của ông Trần Đố (thôn Phương Diên, xã Phú Diên), tuy có nghề đi biển nhưng lại thiếu ngư lưới cụ. Mặt trận xã quyết định hỗ trợ gia đình 5 triệu đồng mua sắm lưới đánh cá từ năm 2014, tạo nền tảng để ông phát triển nghề truyền thống. Sau 5 năm gắn bó với nghề, gia đình ông đã thoát nghèo và có thêm nguồn vốn để mua sắm trang thiết bị phục vụ nghề đánh cá.

Ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Phú Diên cho biết, việc động viên, hỗ trợ các trường hợp khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, lâu dài được xem là cách làm phù hợp với tình hình địa phương. 5 năm qua, có 44 hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế bằng hiện vật về thuyền máy, lưới, con giống và phương tiện sản xuất, kinh doanh khác với tổng trị giá 345 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” của Mặt trận xã. Qua đó, có 32 hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trên toàn tỉnh, chương trình hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo phát triển sản xuất đã giúp đỡ 4,6 tỷ đồng cho 1.104 trường hợp trong 5 năm qua. Nhiều hộ nghèo khi có đồng vốn hỗ trợ đã chịu khó làm ăn, mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất phù hợp, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Đến nay, nhiều mô hình sản xuất từ chương trình hỗ trợ vốn mang lại hiệu quả, phát triển tốt và được nhân rộng như: mô hình trồng hoa ở xã Phú Mậu (Phú Vang), chuyên canh các vùng rau sạch ở xã Quảng Thành (Quảng Điền), nhiều mô hình VACR (vườn - ao - chuồng - rừng) ở các xã gò đồi, miền núi; mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm cá ở nhiều xã vùng đồng bằng, ven phá… cho thu nhập cao.

Ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, Mặt trận các cấp triển khai hiệu quả nhiều mô hình phù hợp với công tác giảm nghèo bền vững, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho hộ nghèo như: mô hình nuôi lợn thịt, nuôi gà Ai Cập lấy trứng, trồng nấm, trồng cây ăn quả các loại, các loại rau sạch theo hướng hữu cơ…

Tại 2 huyện miền núi Nam Ðông và A Lưới, nguồn vốn được hỗ trợ tuy không nhiều nhưng đồng bào dân tộc được hướng dẫn cách đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, nhất là mô hình trồng cây cao su, cà phê, chuối giúp tạo nguồn thu nhập cao, không ít hộ nghèo đã vươn lên làm giàu, lãi ròng từ 100 triệu đến 150 triệu đồng/năm.

Chăm lo nhiều mặt

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh cho biết, bên cạnh trao “cần câu” để người dân tự lực vươn lên, công tác chăm lo đời sống cho người nghèo còn được Mặt trận các cấp cụ thể hóa bằng nhiều hình thức đa dạng, mang lại hiệu quả thiết thực.

Giai đoạn 2014 - 2019, Quỹ  “Vì người nghèo” các cấp đã vận động được hơn 49 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng mới, sửa chữa 1.430 nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo; hỗ trợ trên 2,5 tỷ đồng xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; tặng gần 6.800 phần quà cho học sinh nghèo; trao quà tết, hỗ trợ khó khăn đột xuất cho hơn 25.600 lượt người…với tổng trị giá trên 38 tỷ đồng.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã có những hoạt động thiết thực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội. Các tổ chức tôn giáo và đồng bào có đạo cũng luôn đồng hành cùng công tác chăm lo cho người nghèo, tích cực tham gia công tác từ thiện - xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro trong cuộc sống với số tiền hàng tỷ đồng.

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Mặt trận các cấp, sự chung tay góp sức của cộng đồng và sự vươn lên của chính người nghèo đã góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh từ 8,3% (năm 2015) đến nay còn 5,03%.

“Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, Mặt trận các cấp sẽ tiếp tục nỗ lực để công tác vận động nguồn lực chăm lo cho người nghèo ngày càng hiệu quả, sát thực tiễn; phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn dưới 4,0% và đảm bảo giảm nghèo bền vững”, bà Lê Thị Tuyết Mai cho biết.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công

Hiện tại khối lượng thi công của một số gói thầu thuộc Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế còn hạn chế. Ban Quản lý dự án (QLDA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế yêu cầu toàn bộ các nhà thầu tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tăng cường nhân, vật lực, tăng mũi thi công, tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Return to top