Thế giới Thế giới
Trao quyền cho phụ nữ là cách tốt để thúc đẩy kinh tế toàn cầu
TTH.VN - Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng trao quyền cho phụ nữ là một hành động vô cùng quan trọng để thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu.
Ảnh minh họa. Devdiscourse
Đơn cử, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Đổi mới xã hội Stanford (Stanford Social Innovation Review) cho thấy nếu phụ nữ có quyền bình đẳng trong nền kinh tế, giới này sẽ tăng giá trị GDP toàn cầu lên đến 28 nghìn tỷ USD, tương đương với mức tăng khoảng 26% vào năm 2025.
Công ty tư vấn toàn cầu của Mỹ McKinsey & Company ước tính, bằng việc thúc đẩy quyền bình đẳng đối với phụ nữ ở các nước châu Á - Thái Bình Dương, giá trị GDP của toàn khu vực sẽ tăng khoảng 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2025, cao hơn 12% so với thông thường. Cùng lúc, Tập đoàn tài chính Quốc tế (IFC) cũng nhận định đầu tư vào phụ nữ sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các tập đoàn.
Cũng đồng quan điểm này, tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các chuyên gia cho rằng phụ nữ sẽ mang những hơi thở mới đến môi trường làm việc. Điều này có thể phản ánh các chuẩn mực xã hội và tác động xã hội đến giáo dục, sự tương tác...
Các nghiên cứu của IFC và IMF phản ánh, hiện có rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế song phương và đa phương tăng cường đầu tư vào các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Đơn cử, đầu tư vào phụ nữ là một vấn đề hoàn toàn không có gì mới với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Điều này được thể hiện rõ nhất khi Chính sách về Giới và Phát triển của ADB đã được áp dụng từ hơn 20 trước. ADB nhận ra rằng việc thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ có thể dẫn đến các khoản đầu tư có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn và khuyến khích thay đổi hành vi lâu dài của các đối tác khu vực tư nhân.
Trong năm 2017, khoảng 43% trong khoản đầu tư hằng năm trị giá 20 tỷ USD của ADB đã được sử dụng cho những dự án đầu tư và giao dịch giúp thu hẹp khoảng cách giới và trao quyền cho phụ nữ, trẻ em gái. Cùng với những nỗ lực của ADB và nhiều tổ chức khác, những bước đi đúng hướng đang được khuyến khích triển khai ngày càng nhiều. Song tiến trình tăng cường đầu tư về giới vẫn đang gặp nhiều hạn chế do thiếu nhà đầu tư, cũng như thiếu số liệu rõ ràng về tác động của giới.
Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
- Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (06/07)
- Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài (06/07)
- AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3% (06/07)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
- Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm (05/07)
- Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam? (05/07)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao