Thế giới Thế giới
Trẻ em dị ứng với sữa bò sẽ có mật độ xương thấp
TTH.VN - Những trẻ em dị ứng với sữa bò sẽ có mật độ xương thấp hơn so với trẻ em dị ứng với các loại thực phẩm khác, theo một nghiên cứu mới được đăng trên Reuters ngày hôm nay (21/4).
![]() |
Một bé trai uống sữa trước khi vào lớp học tại khu ổ chuột Cité Soleil, thủ đô Port-au-Prince, Haiti. Ảnh: Reuters |
Các bậc cha mẹ thường xuyên báo cáo rằng, trẻ em bị dị ứng với sữa phải tránh tất cả các sản phẩm làm từ sữa, chúng khó hấp thụ đủ canxi hoặc vitamin D từ những thực phẩm thay thế sữa, Tiến sĩ Anne Des Roches, chuyên gia về các bệnh dị ứng thuộc Bệnh viện nhi CHU Sainte-Justine ở Canada cho biết.
"Dị ứng sữa là một trong những loại dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh", bà Des Roches nói với Reuters qua email.
Trẻ sơ sinh có thể sử dụng những công thức thay thế và trẻ lớn hơn có thể sử dụng sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân, nhưng chúng lại chứa ít chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy, "đối với tất cả những trẻ em dị ứng với sữa, chúng cần một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng", bà Des Roches nói thêm.
Từ năm 2011-2014, các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh 52 trẻ em dị ứng sữa bò với 29 trẻ em dị ứng với các loại thực phẩm khác. Họ đo các chỉ số trong thành phần cơ thể của trẻ em, nồng độ vitamin D trong máu và mật độ khoáng xương cột sống thắt lưng, cũng như sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá chế độ ăn uống canxi và vitamin D.
Hơn 60% trẻ em dị ứng với sữa bò không thỏa mãn khẩu phần canxi hàng ngày, so với 25% trẻ em dị ứng thực phẩm khác. Trẻ em dị ứng với sữa bò có mật độ khoáng xương thấp hơn những trẻ em khác và 6% trong số chúng có khối lượng xương thấp, trong khi không ai trong số những trẻ em còn lại trong nhóm so sánh có khối lượng xương thấp, theo kết quả nghiên cứu.
"Thông điệp quan trọng là những trẻ em dị ứng với sữa bò cần được tư vấn và hỗ trợ để chắc chắn rằng chúng có đủ canxi và vitamin D để có xương chắc khoẻ và tránh các bệnh về xương", bà Des Roches khẳng định.
Một số thực phẩm có thể thay thế sữa bò là: đậu nành giúp bổ sung canxi, đậu hũ, cá, các loại hạt và một số loại rau cũng có thể là nguồn cung cấp canxi tốt. Bên cạnh đó, "để tối đa hóa sức khỏe của xương nói chung, bổ sung thêm các loại trái cây và rau, kết hợp với việc tham gia vào các hoạt động thể chất và thể thao đóng vai trò rất quan trọng", nghiên cứu kết luận.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Medscape)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”