ClockThứ Hai, 04/02/2019 06:30

Trẻ em & những nỗi lo từ phương tiện truyền thông xã hội

TTH.VN - Với tỷ lệ thâm nhập các phương tiện truyền thông xã hội thuộc hàng cao nhất thế giới, không có gì ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ ở Đông Nam Á đang ngày càng quan tâm đến việc sử dụng Internet của con cái mình.

FBI cảnh báo lộ thông tin cá nhân qua đồ chơi nối mạngĐể con không trôi nổi trong thế giới ảoBé gái Syria 7 tuổi: “Thế giới cần phải lắng nghe trẻ em ở Aleppo”

Theo UNICEF, cứ 3 trẻ em thì có 1 trẻ sử dụng Internet. Ảnh: PGP

Theo số liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), cứ 3 trẻ em thì có 1 trẻ sử dụng Internet, và 1/5 số trẻ em từ 3-4 tuổi có máy tính bảng riêng, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho biết. Với suy nghĩ này, nhu cầu bảo vệ sự an toàn trực tuyến của trẻ em là tối quan trọng.

Những nội dung có hại, lạm dụng tình dục, nghiện chơi game, bắt nạt trên mạng, lạm dụng thông tin cá nhân - những rủi ro mà trẻ em phải đối mặt trong thế giới kỹ thuật số là mối quan tâm thực sự của cha mẹ.

Một cuộc khảo sát trên phương tiện truyền thông xã hội do TotallyAwgie - một nền tảng nội dung và quảng cáo kỹ thuật số an toàn và phù hợp với trẻ em, thực hiện ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam vào tháng 10/2018 cho thấy, 90% trẻ em trong độ tuổi từ 4-12 sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và YouTube.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng 68% phụ huynh lo ngại con cái họ có thể gặp phải nội dung không phù hợp, 56% lo lắng về những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn của nó và 47% sợ bị bắt nạt trên mạng. Trong khi đó, 34% phụ huynh quan tâm đến vấn đề sức khỏe nói chung của con cái khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.

Những lo ngại này không phải là không có cơ sở, vì 68% cha mẹ nói rằng con cái họ đã trải qua các vấn đề tiêu cực trên các phương tiện truyền thông xã hội. 33% cho biết họ đã tiếp xúc với nội dung không phù hợp trong khi 24% đã trở thành nạn nhân của những ảnh hưởng xấu.

Ông Quân Nguyễn, Giám đốc điều hành TotallyAwemme cho biết đã dự đoán ​​sẽ nhìn thấy mối quan tâm của các bậc cha mẹ đến vấn đề an toàn kỹ thuật số cho con cái họ, vì đây là xu hướng toàn cầu; tuy nhiên, kết quả cao hơn nhiều so với ước đoán ban đầu của họ.

Tỷ lệ thâm nhập cao

Với sự thâm nhập phương tiện truyền thông xã hội ở các quốc gia thành viên ASEAN thuộc hàng cao nhất thế giới, phụ huynh có nhiều lý do để lo lắng.

Niên giám Kỹ thuật số toàn cầu 2019 do We Are Social và Hootsuite sản xuất vào tháng trước cho thấy Singapore có tỷ lệ thâm nhập phương tiện truyền thông xã hội cao thứ 4 trên thế giới với 79%. Malaysia đứng ở vị trí thứ 6 (785) và Thái Lan chiếm vị trí thứ 8 (74%).

Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2017 của CyberSecurity Malaysia (CSM) chỉ ra rằng, gần ½ số học sinh từ 7-9 tuổi trong cuộc khảo sát gồm hơn 8.000 học sinh tiểu học và trung học trên toàn quốc có tài khoản truyền thông xã hội, và tỷ lệ này tăng lên 67% ở lứa trẻ em trong độ tuổi từ 10-12. Trong độ tuổi từ 13-17, 92% những người được khảo sát có tài khoản truyền thông xã hội.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất

Mặc dù phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp trẻ em ở nhiều mặt, ví dụ như kết nối chúng với người thân và bạn bè, tăng khả năng sáng tạo và giúp chúng chia sẻ các nội dung yêu thích, thì những tác động xấu về thể chất và tinh thần của việc sử dụng quá mức mạng xạ hội cũng đã được ghi nhận một cách rõ ràng.

Ngày càng được coi là một phương tiện để dỗ bọn trẻ hoặc để giữ chúng ngồi yên, nên việc bọn trẻ không nghe lời hay tức giận là những vấn đề phổ biến khi chúng được yêu cầu ngừng sử dụng nhưng chiếc điện thoại thông minh.

Ngoài những nguy hiểm bên ngoài như bắt nạt trên mạng, truyền thông xã hội còn có thể tạo ra các mối lo ngại về lòng tự trọng và giá trị bản thân gắn liền với số lượt thích, bình luận và theo dõi mà một đứa trẻ nhận được - một vấn đề cũng thường gặp ở người lớn.

Theo các nhà nghiên cứu trẻ em ở Anh, tỷ lệ trẻ cận thị đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1960 và tình trạng béo phì cũng gia tăng - một phần là do việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Theo WEF, tập thể dục và chơi ngoài trời là một lựa chọn tốt cho việc kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại thông minh của trẻ, nhưng chỉ có ½ số trẻ em từ 7-8 tuổi có giờ tập thể dục hàng ngày như được khuyến cáo.

Trước thực trạng đó, rõ ràng cần phải làm gì đó trước khi quá muộn, các chuyên gia cảnh báo. Theo đó, phụ huynh, các nhà giáo dục, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các công ty công nghệ và chính phủ cần ngồi lại với nhau để đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp.

The ASEAN Post cho rằng, các bậc cha mẹ nên kiểm soát thời lượng con cái mình dành cho điện thoại thông minh và theo dõi các hoạt động của chúng khi chúng đang sử dụng điện thoại, đồng thời trẻ em cũng nên được giáo dục về việc sử dụng điện thoại thông minh và các phương tiện xã hội một cách có trách nhiệm.

Tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì khác, chính các bậc cha mẹ cũng cần đặt điện thoại thông minh của mình xuống trước và làm gương tốt cho con cái.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện

Ngày 11/4, cơ quan chức năng huyện Quảng Điền phát đi thông tin cảnh báo: Có một số kẻ xấu lập giả các trang mạng xã hội (MXH) tương tự các trang đã có từ lâu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện để kêu gọi từ thiện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”

TIN MỚI

Return to top