ClockThứ Hai, 13/06/2016 14:35

Trẻ nghèo bươn chải

TTH - Vào hè, nhiều trẻ em nghèo phụ giúp bố mẹ, mưu sinh để kiếm thêm thu nhập. Không còn nụ cười thơ ngây trên khuôn mặt trẻ nhỏ khi hiểm nguy rình rập trên bước đường mưu sinh.

Bươn chải ngày hè

Ngày hè của nhiều trẻ em nghèo vẫn là những buổi sáng theo cha mẹ ra đồng đến tối mịt mới về, hay phơi nắng ngoài đường để bán vé số, đánh giày, nhặt ve chai, hoặc lam lũ bên những bãi rác ô nhiễm… để mưu sinh. Ở nông thôn, ngay từ nhỏ, các em đã biết trông em, nấu cơm, ra đồng cắt cỏ, chăn trâu bò… Em thì lặn lội chân trần nhặt từng con ốc, bắt từng con sò, con hàu, em thì đi cào rau câu chân vịt để kiếm tiền giúp ba mẹ trang trải cuộc sống. Mới tầm 8-9 tuổi, nhiều em đã biết phụ việc với gia đình, thậm chí, nhận làm các mặt hàng gia công để kiếm tiền đưa mẹ mua sách vở, sắm quần áo đóng học phí.

Ngày hè, nhiều em nhỏ đi bán hàng rong kiếm thêm tiền phụ gia đình. Ảnh: Hữu Phúc

Chân trần, đầu không mũ nón, em Đinh Thị Hạnh (11 tuổi) đang chăn bò ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) rụt rè: “Hè về, em thường chăn 6 con bò và nấu ăn, dọn dẹp, trông 2 đứa em nhỏ. Em giúp mẹ làm mọi việc nhà để ba mẹ nhanh chóng kết thúc việc đồng ruộng của gia đình, có thời gian đi làm thuê mướn cho các hộ khác trong xã”. Cũng theo lời Hạnh, bạn bè của em lên Huế khá nhiều, giữ em hoặc phụ bán ở các quán cơm nên em không có bạn để chơi.

Ở thành phố, mùa hè cũng là mùa phải làm việc của trẻ em nghèo. Có em đi bán vé số, bán đậu phộng rang, đánh giày, nhặt ve chai. Ở chợ Bến Ngự, các cô bé, cậu bé trạc 12-13 tuổi nghiêng người vì rổ hành bên hông, “chuyên nghiệp” mời chào, nài nỉ người mua. Khách mua vì nhu cầu cũng có, thương cho các cô cậu bé mặt đỏ au vì nắng nên mua ủng hộ cũng nhiều. Ngoài kia, những bàn chân nhỏ bé cứ rảo khắp hang cùng ngõ hẻm để kiếm tiền. Nguyễn Văn Ninh, 10 tuổi, đánh giày dạo khi hè về, bộc bạch: Mẹ em thường xuyên đau ốm nên em làm thêm để phụ giúp gia đình. Một ngày em đi bộ cả chục km, kiếm được tầm 80.000 đến 100.000 ngàn, nhưng không đều. Mẹ cho bỏ ống ngày 10.000 để đầu năm mua sách vở, áo quần.

Khi hỏi về ước mơ trong ngày hè, một cậu bé đánh giày ở các quán cà phê hồn nhiên bày tỏ: “Có lần xem trên ti vi, cháu nhìn thấy các bạn cùng trang lứa được gia đình đưa đi du lịch nhiều nơi thích ơi là thích. Nhưng cháu không dám mơ vì bố mẹ cực khổ, không đủ điều kiện cho cháu đi chơi. Ngay ở công viên thiếu nhi, cứ chiều chiều không ít trẻ bán vé số đứng tần ngần, dán mắt vào hàng rào xem các bạn cùng trang lứa đang tập võ, tập múa hay chơi những trò chơi xe điện  trong công viên.

Không an toàn khi lao động sớm

Trẻ lang thang, lao động sớm không chỉ ảnh hưởng đến trật tự xã hội mà trước hết, các em sớm phải lao vào cuộc sống mưu sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Vô tình các em trở thành “con mồi ngon” của tệ nạn xã hội, vì đây là lứa tuổi dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro. Chưa kể, trong một số môi trường làm việc không an toàn, các em có thể bị bắt nạt, bóc lột sức lao động. Hơn nữa, các em không còn thời gian học tập, vui chơi, giải trí, nguy cơ bỏ học cao, chậm phát triển trí tuệ, thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội... dễ dẫn đến khuyết tật, sa ngã.

Thực sự là rất khó để giải quyết căn bản và bền vững vấn đề trẻ em lao động trong những tháng hè. Nguy cơ trẻ em lao động sớm phải đối diện với các tệ nạn xã hội là khó tránh khỏi. Nhiều em khi được hỏi đều trả lời không hiểu biết gì về ma tuý, HIV. Đối với trẻ làm việc tại các cơ sở tư nhân, rất ít trẻ được chủ đối xử tốt. Nhiều lò gạch, công trình xây dựng thích  thuê nhân công trẻ em vì rẻ và dễ kiểm soát nhưng an toàn lao động cho trẻ thì chẳng ai đề cập tới. Trẻ vẫn đầu trần chân đất làm việc mặc cho môi trường độc hại với khói, bụi, tiếng ồn và cả những tai nạn không báo trước.

Các đoàn thể, địa phương đã cố gắng tạo ra sân chơi, phối hợp tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ lồng ghép, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu tác hại của việc để con em lao động sớm, trao học bổng, nhận đỡ đầu trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, các giải pháp vẫn chưa đủ mạnh khi số trẻ em lang thang vẫn không giảm mà còn có dấu hiệu tăng mỗi khi hè đến. Nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế tình trạng trẻ lao động sớm, nhất thiết  phải gắn liền với công tác xóa đói, giảm nghèo. Các cấp, ngành cần tăng cường giám sát công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng như việc ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, lao động sớm; theo dõi và phân loại đối tượng theo hoàn cảnh để thực hiện các mô hình can thiệp kịp thời…

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 26/3, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan.

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu
Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

Đầu tư showroom hiện đại, tạo không gian phô diễn sản phẩm trực quan phục vụ khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự có chiều sâu chuyên môn, nhà xưởng đầy đủ hệ thống máy hiện đại phục vụ sản xuất... là cách mà “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc” Nguyễn Văn Lãm, CEO Công ty TNHH Nội thất Song Nguyễn khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin cất cánh năm con Rồng - Giáp Thìn và những năm tiếp theo.

Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp
Thử thách & cống hiến

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, dám đương đầu thử thách, thế hệ trẻ đã, đang nỗ lực góp sức, chung tay xây dựng quê hương sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Thử thách  cống hiến
“Bốn chàng ngự lâm” của bóng đá trẻ Huế

Hoàng Quang Dũng, Vi Đình Thượng, Dương Anh Vũ và Nguyễn Lương Tuấn Khải được xem là “Bốn chàng ngự lâm” của CLB Bóng đá Huế trong màu áo đội U19 tham dự Vòng loại Giải U19 quốc gia 2024.

“Bốn chàng ngự lâm” của bóng đá trẻ Huế

TIN MỚI

Return to top