ClockThứ Bảy, 24/10/2020 12:43

Trên 1.500 tỷ đồng phát triển nguồn, lưới điện

TTH - Giai đoạn 2020-2025, ngành điện sẽ đầu tư 1.540 tỷ đồng để phát triển nguồn, lưới điện nhằm cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Đồng thời tập trung đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới lưới điện nông thôn, góp phần cùng cả tỉnh đến năm 2025 có 75/104 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển lưới điệnPhát triển nguồn lưới điện, thực hiện lộ trình lưới điện thông minhPhát triển nguồn và lưới điện mặt trời hợp lý

Sửa chữa hoàn thiện lưới điện

Số hộ dân sử dụng điện đạt 99,99% 

Sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 5 năm qua đạt 9,15%, ngành điện góp phần chuyển dịch cơ cấu dịch vụ-công nghiệp và xây dựng-nông nghiệp của tỉnh.

Trong 5 năm, ngành tiến hành đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn 12 dự án (DA) và 420 công trình điện với tổng số vốn 2.266 tỷ đồng để phát triển nguồn lưới điện, thực hiện lộ trình lưới điện thông minh, bảo đảm cung cấp điện an toàn. Thời gian mất điện bình quân đối với khách hàng sử dụng điện, đến cuối năm 2019 đạt 257 phút; số hộ dân sử dụng điện đến nay đạt 99,99%.

Đến nay, 91/104 xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành tiêu chí số 4 về điện trong chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa 57/104 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hoàn thành 11/11 trạm 110kV không người trực và điều khiển thao tác xa 273 nút bằng hệ thống SCADA kết nối với trung tâm điều khiển.

Từ năm 2015 đến 2019, đơn vị đã có 20 sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) và rất nhiều ý tưởng sáng tạo đã được triển khai ứng dụng thực tế vào quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần làm lợi hàng trăm triệu đồng, cải thiện điều kiện làm việc và tăng năng suất lao động.

Đến thời điểm này, hơn 90% công tơ bán điện cho khách hàng là công tơ điện tử (CTĐT) tích hợp chức năng đọc chỉ số từ xa, có 7/10 điện lực đã thay thế toàn bộ CTĐT và triển khai các hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa; 3 đơn vị còn lại tỷ lệ sử dụng CTĐT cũng đạt trên 75% tổng số công tơ. Điểm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng năm 2019 đạt 8,35 điểm, tăng 0,92 điểm so với năm 2015. Chỉ tiêu tiếp cận điện năng đã tăng lên và nằm trong top 4 của Khối ASEAN, đánh dấu sự tiến bộ, phát triển vượt bậc của ngành Điện lực Việt Nam.

Giai đoạn 2020-2025 ngành điện tập trung đầu tư phát triển nguồn, lưới điện​

Trên 1.500 tỷ đồng phát triển nguồn, lưới điện

Theo Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Hà Thanh Long, giai đoạn 2020-2025, công ty tập trung trên 1.500 tỷ đồng để phát triển nguồn, lưới điện nhằm cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống sinh hoạt của Nhân dân; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông do chủ quan gây nên.

Trong đó, tổn thất điện năng tất cả các trạm biến áp công cộng về dưới 5,5%, đến năm 2025 xuống 4,22% và độ tin cậy cung cấp điện toàn tỉnh dưới 195 phút, khu vực thành phố và các thị xã phấn đấu dưới 100 phút đạt tiêu chuẩn ASEAN 4; điện thương phẩm bình quân đến năm 2025 đạt 1.979 kWh/người và tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt từ 62-65%.

Theo đó, công ty nỗ lực hoàn thành 100% các chỉ tiêu về dịch vụ khách hàng do EVNCPC quy định, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hằng năm trên 15%, đồng thời tối ưu hóa chi phí trong đấu thầu hằng năm giảm trên 20%, đến năm 2025 điểm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đạt 8,5 điểm.

Mục tiêu sắp tới của ngành Điện là tập trung đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới lưới điện nông thôn, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn với chất lượng điện năng đảm bảo đáp ứng tốt tiêu chí số 4, góp phần cùng cả tỉnh đến năm 2025 có 75/104 xã đạt chuẩn nông thôn mới; phối hợp với Sở Công thương, UBND tỉnh xây dựng hoàn thiện quy hoạch chi tiết lưới điện, trong đó bổ sung quy hoạch về nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...). 

Theo lãnh đạo công ty, lộ trình trong 5 năm tới, đơn vị sẽ xây dựng phương thức kết lưới hợp lý, đảm bảo tiêu chí N-1, thực hiện lộ trình hiện đại hóa lưới điện thông minh, tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành bằng công nghệ tiên tiến đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định. Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình nguồn, lưới điện, hệ thống SCADA, công nghệ thông tin, hotline, trung tâm điều khiển, cải tạo lưới điện..., góp phần hiện đại lưới điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, tăng sản lượng điện thương phẩm, tăng doanh thu, cải thiện chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp.

Cấp điện an toàn, liên tục

Đảm bảo cấp điện liên tục, an toàn phục vụ các hoạt động chính trị, sản xuất và sinh hoạt, thời gian tới, công ty tăng cường công tác kiểm tra lưới điện, khắc phục kịp thời những tồn tại trên lưới; nâng cao chất lượng giám sát, nghiệm thu các công trình lưới điện xây dựng mới; hoàn thành quyết toán đúng tiến độ các công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn theo kế hoạch vốn. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân đầu tư xây dựng hằng năm đạt tối thiểu trên 95% kế hoạch vốn, quản lý chất lượng công trình bằng hình ảnh đạt 100%, tỷ lệ số gói thầu đấu thầu qua mạng năm 2020 đạt trên 60%, phấn đấu các năm tiếp theo 100% các gói thầu đấu thầu rộng rãi, thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn, xây lắp… được đấu thầu qua mạng.

Công ty phối hợp với Ban Quản lý DA lưới điện miền Trung đẩy nhanh tiến độ thi công các DA KFW3.1, DA trạm 110 kV Huế 4, Huế 5, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2020-2025 và năng lực truyền tải lưới điện các khu vực và khu công nghiệp quan trọng của tỉnh…, kịp thời đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện lắp đặt công tơ điện tử theo lộ trình được duyệt của EVNCPC, từng bước phát triển lưới điện thông minh; phát triển công nghệ cao phục vụ quản lý vận hành lưới điện phân phối và điện tử hóa cung cấp dịch vụ điện phục vụ kinh doanh dịch vụ khách hàng, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến như: vệ sinh sứ trên đường dây đang mang điện bằng nước áp lực cao, sửa chữa nóng lưới điện trung thế bằng công nghệ hotline nhằm đạt chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện

Theo dự báo, năm nay, nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, kéo theo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng đột biến, nguy cơ cháy, nổ đường dây đối với hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện thiếu an toàn trong khu dân cư.

Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện
Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

TIN MỚI

Return to top