ClockThứ Năm, 19/01/2017 05:41
CƠ SỞ 2 BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:

Triển khai kỹ thuật cao trong phẫu thuật ngoại khoa

TTH - Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động với nhiều kỹ thuật cao trong phẫu thuật ngoại khoa được triển khai, cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW 2) thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân không chỉ ở địa phương mà còn ở ngoại tỉnh. Hiện, có khoảng 350 bệnh nhân nội trú đang điều trị tại BV.

Thực hiện phương pháp phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser tại Cơ sở 2, Bệnh viện Trung ương Huế    

Đạt được kết quả đó, có sự đóng góp rất lớn của các kỹ thuật cao trong điều trị bệnh lý đường tiết niệu và được triển khai trong thời gian gần đây. Bao gồm phẫu thuật cắt đốt tiền liệt tuyến (TLT) qua nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi bằng laser qua nội soi niệu quản ngược dòng.

Kỹ thuật cắt đốt TLT được thực hiện cho bệnh nhân Đinh Q. (Phong Điền), có tiền sử đi tiểu khó đã 2 năm và đột ngột bí tiểu. Sau khi can thiệp, bệnh nhân không còn tiểu khó và hết bí tiểu, bệnh nhân được ra viện sau đó vài ngày. ThS. Bs.Nguyễn Kim Tuấn, Phó Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, người trực tiếp thực hiện kỹ thuật này cho biết, đây là một trong những phẫu thuật cao cấp của niệu khoa và là lựa chọn tối ưu trong điều trị tăng sinh TLT cho đến thời điểm hiện tại.

Với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể để điều trị sỏi thận, các bác sĩ đã điều trị thành công cho một trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận 5 năm, không có chỉ định phẫu thuật mổ hở. Đó là bệnh nhân Hoàng Đ, 49 tuổi (Phong Điền). Sau khi thực hiện tán sỏi, sức khỏe bệnh nhân phục hồi khá nhanh. Phương pháp này ít gây đau cho bệnh nhân, ít tổn hại đến thận, khắc phục được tình trạng sót sỏi…

Phương pháp phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi bằng Laser là một bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp này được thực hiện trên một bệnh nhân đã từng phẫu thuật lấy sỏi thận, mới đây vào viện do có sỏi rơi xuống niệu quản (bệnh nhân Nguyễn Trung T, 43 tuổi ở Hà Tĩnh). Bệnh nhân ra viện sau đó vài ngày với tình trạng sức khỏe ổn định. Đây là kỹ thuật ít có các tai biến, đạt tỷ lệ sạch sỏi 100%, bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau phẫu thuật 3 – 6 tiếng đồng hồ và ra viện sau 12 – 24 tiếng theo dõi.

Trước đây, các phương pháp này chỉ được triển khai được ở các bệnh viện tuyến TW, nơi có đội ngũ thầy thuốc trình độ cao với đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ.

Bài, ảnh: DUY HẢI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp lực lớn, thành công nhiều

Đến khoa Gây mê hồi sức Tim mạch (GMHSTM), Bệnh viện Trung ương Huế, thăm các bệnh nhân sau mổ tim, tình trạng rất nặng; nhiều bệnh nhân (BN) thở máy, phải sử dụng nhiều phương tiện để theo dõi và hồi sức; các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý chăm sóc BN tận tình, chu đáo, tôi hiểu hơn về công việc nặng nhọc, vất vả của họ.

Áp lực lớn, thành công nhiều
Ra mắt Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương Huế

Chiều 19/10, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và ra mắt Chi hội Nữ trí thức. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, lãnh đạo Hội Nữ trí thức tỉnh và đại diện các ban, ngành liên quan.

Ra mắt Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương Huế

TIN MỚI

Return to top