ClockThứ Sáu, 29/01/2021 11:03

Triển khai Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Nghị định số 137/2020/NĐ-CP

TTH.VN - Sáng 29/1, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư phápTriển khai những điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm ngành công thương

Các đại biểu tham dự hội nghị

Hội nghị nhằm quán triệt, triển khai kịp thời các quy định mới về quản lý, sử dụng pháo trước dịp Tết nguyên đán Tân Sửu cũng như phổ biến các quy định về hòa giải, đối thoại tại Tòa án để cán bộ, người dân nắm bắt, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã được Quốc hội thông qua từ ngày 16/6/2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021.

Luật được xác định là cơ chế pháp lý mới, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn, giải quyết tranh chấp. Việc thiết lập cơ chế này sẽ giúp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, kinh nghiệm trong xã hội tham gia công tác hòa giải, đối thoại; khắc phục một số vướng mắc, bất cập của các cơ chế hòa giải, đối thoại hiện nay. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hoàn toàn khác biệt với Luật Hòa giải ở cơ sở, phạm vi và đối tượng điều chỉnh khác nhau.

Nghị định 137 về quản lý và sử dụng pháo quy định về quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Việc ban hành Nghị định giúp người dân nhận thức đầy đủ các quy định; phân biệt rõ giữa “pháo nổ”, “pháo hoa nổ” và “pháo hoa”; loại pháo nào người dân được phép sử dụng và loại pháo nào nghiêm cấm người dân sử dụng...

Tin, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích

Sau 3 năm thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án (HGĐTTTA), tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp đã chú trọng xây dựng, lựa chọn, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên (HGV) là những thẩm phán, thư ký có kinh nghiệm trong tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện của đương sự, nên hiệu quả mang lại khá cao, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội tại địa phương.

Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích
Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Công việc thầm lặng trong thời khắc giao thừa

Pháo hoa trong đêm giao thừa là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Để có được những màn pháo hoa đẹp mắt là sự nỗ lực, cố gắng thầm lặng của các cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh.

Công việc thầm lặng trong thời khắc giao thừa

TIN MỚI

Return to top