ClockThứ Ba, 22/05/2018 20:30

Triển lãm di sản tượng thờ Phật giáo

TTH.VN - Nhân tuần lễ Phật Đản Phật lịch 2562, chiều 22/5, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức triển lãm các tôn tượng Phật Đản Sanh và hình ảnh, tư liệu giới thiệu về “Di sản tượng thờ Phật giáo trong quá trình tiếp biến văn hóa ở miền Trung”.

Nói chuyện về chủ đề "Di sản văn hóa Phật giáo"Ngắm những pho tượng Phật quý hiếm tại triển lãm "Di sản văn hóa Phật giáo"

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Đến dự có Hòa thượng Thích Huệ Ấn, Giáo phẩm chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; Hòa thượng Thích Quang Nhuận, Giáo phẩm chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2562. Về phía lãnh đạo tỉnh có ông Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Tiếp biến văn hóa là một hiện tượng mang tính phổ quát và đặc thù, đã góp phần tạo nên những dấu ấn lịch sử và chân dung văn hóa của dải đất miền Trung, từ chiều sâu quá khứ cho đến hiện tại. Quá trình đó không chỉ diễn ra trên văn bản, bi ký hay trong truyền khẩu, mà còn có những bằng chứng hiện tồn, như hiện tượng “tiếp nhận, biến đổi và thờ cúng” các tượng thờ. Nội dung triển lãm lần này giới thiệu về di sản tượng thờ Phật giáo, một trong những ví dụ tiêu biểu của quá trình tiếp biến trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, qua một số hình ảnh của hai tác giả - nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông và Nguyễn Văn Thịnh.

Triển lãm mang đến cái nhìn cụ thể và sinh động về quá trình tiếp biến văn hóa 

Với 54 hình ảnh, hiện vật được trưng bày, triển lãm mang đến cái nhìn cụ thể và sinh động về quá trình tiếp biến văn hóa, vốn diễn ra phong phú, đa dạng và phức tạp, giữa cộng đồng di cư và người tiền trú, giữa người Việt và Chăm, giữa dân gian và cung đình, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, giữa Ấn Độ và Trung Hoa…

Đặc biệt ở miền Trung, qua những bức tượng Phật thờ trong Phật điện chùa làng, quốc tự và đền miếu trong khuôn viên các tự viện, như: Tượng Đản Sanh chùa Thành Trung, tượng Thích ca chùa Thánh Duyên, tượng Phật Lồi chùa Ưu Điềm, tượng Chuẩn Đề chùa Bồng Lai, tượng Phật Đá chùa Hải Triều… cùng những bức tượng tín ngưỡng dân gian được hóa diệu vào Phật giáo, thể hiện qua thay đổi danh xưng, hình dạng, huyền thoại gắn kết đan xen với những chuyện tích thần thánh, như: Tượng Chuẩn Đề miếu làng Lương Hậu, tượng Phật Bà Tám Tay miếu làng Mỹ Xuyên, tượng Phật Bà miếu làng Thanh Phước, tượng Phật Bà miếu Khuê Trung...

Tượng Phật Dược Sư

Triển lãm là dịp gợi mở, khảo sát lại các vấn đề nghiên cứu các di sản văn hóa truyền thống nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng, đặt cơ sở cho công tác tuyên truyền, nhân rộng ý thức và trách nhiệm chung đối với sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay.

Triển lãm diễn ra đến ngày 29/5.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản

TIN MỚI

Return to top