ClockThứ Ba, 13/01/2015 10:55

Triền sông

TTH - Có việc. Vì không biết đường nên chạy lạc lên Nguyệt Biều, Lương Quán. “Nguyệt Biều - Lương Quán không xa/ Cách một con hói hóa ra hai làng”.

Ở đây mới đích thị gọi là triền sông Hương. Những bãi bồi phù sa trải rộng, mùa này phủ một màu đất nâu. Chắc vào xuân, người dân sẽ trồng bắp hoặc đậu.

Mấy chục ngày nay Huế mưa suốt. Sông Hương phủ một màu trắng đục làm cho bãi bồi càng thêm sẫm màu. Chà, đất bồi phù sa này trồng gì chẳng lên xanh tốt. Hèn chi Thủy Biều chẳng mệnh danh là nhà vườn của Huế.
Tôi đã đi dọc hết bờ sông Hương ở phía hạ lưu. Cái eo “thắt lưng ong” miền Trung chẳng có mấy triền sông. Lương Quán là triền sông lớn nhất của sông Hương. Rất có thể từ xa xưa, làng Lương Quán cũng là một triền sông. Và rất có thể nhiều năm nữa, triền sông Lương Quán sẽ là làng.
Cứ mông lung rồi nghe văn vẳng một câu thơ, của nhà thơ Văn Công Hùng: “Này em gió nội hương đồng, bờ sông cây cải đã ngồng lên dưa…”. Nghe rồi lại như thấy triền sông Lương Quán trải một màu vàng rộm. Màu của hoa cải “lên ngồng”. Màu của thôn quê, dân dã, bình yên. Cũng định viết ít dòng về thanh trà Thủy Biều, Lương Quán. Nhưng vì nó đã nổi tiếng quá rồi nên viết làm chi.
Ở Huế có một triền sông nữa, hẹp hơn Lương Quán và cũng nổi tiếng nhiều - cồn Hến. Hơn ba mươi vạn dân Huế chắc không có nhiều người biết và đặt chân lên triền sông cồn Hến. Phần lớn cồn Hến đã là phố là phường. Vậy mà vẫn còn một triền sông nhỏ, cỡ vài mươi mẫu. Riêng anh Lưu đã sở hữu hơn chục mẫu. Người không biết khó mà nhìn thấy được triền sông này. Nó ở đằng đông như một mũi thuyền. Muốn đến triền sông phải qua nhiều con kiệt.
 Anh Lưu là người chăm làm, phần lớn triền sông anh dành trồng chuối. Phần còn lại với đủ sức mình, anh trồng hoa bán rằm mùng một. Hoa nở quanh năm nên cái màu vàng hoa cúc là màu tôi nhìn thấy thực chứ không cần tưởng tượng như màu vàng triền sông Lương Quán.
Có một điều làm tôi nghi ngại - hai đặc sản của cồn Hến là cơm hến và chè bắp chắc không còn nguyên bản. Bắp cồn Hến khó mà cung cấp đủ quanh năm; Hến cồn Hến cũng khó mà cung cấp đủ quanh năm với một lượng lớn đến vậy. Nhưng ở đâu thì ở, có việc gì. Đặc sản cồn Hến vẫn nổi như cồn.
Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Return to top