ClockChủ Nhật, 25/12/2016 12:53

Triển vọng nào cho kinh tế toàn cầu năm 2017?

TTH - Trong khi nhiều nhà đầu tư lạc quan sẽ có sự đột phá cho nền kinh tế thế giới trong năm 2017, nhưng với nhiều biến động có thể ở nền kinh tế lớn nhất thế giới thời tân Tổng thống Mỹ - Donald Trump, triển vọng kinh tế toàn cầu năm tới dự kiến không có quá nhiều khác biệt so với năm nay, Economytimes nhận định.

Thế giới: Diễn biến phức tạp

Ngày 14/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên mức 0,75%. Chủ tịch FED Janet Yellen khẳng định động thái này diễn ra vì FED đánh giá kinh tế Mỹ hiện đang tăng trưởng tốt, và trong năm 2017, FED dự định sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 3 đợt nữa, mỗi đợt 0,25 điểm phần trăm.

Kinh tế toàn cầu năm 2017 có dấu hiệu lạc quan. Ảnh: CBS

“Người dân và các doanh nghiệp Mỹ cần phải hiểu rằng chúng tôi đánh giá kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tốt. Thị trường lao động mang đến đủ việc làm cho người dân”, bà Janet Jellen nói.

Tuy nhiên, động thái này khiến đồng USD tăng cao, và cùng với việc lạm phát gia tăng, được cho là nguy cơ đối với cán cân kinh tế, theo Economytimes. Các chuyên gia phân tích của Economytimes cũng cho rằng, các nền kinh tế mới nổi vẫn dễ bị tổn thương, trong khi phần lớn các nước châu Á có thể tăng trưởng dưới mức tiềm năng.

Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lại nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 lên 3,3% , cao hơn so với mức dự kiến 3,2% đưa ra hồi tháng 9 vừa qua. OECD cho rằng, mặc dù kinh tế thế giới vẫn đứng trước những bất ổn sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua và việc Anh quyết định rời khỏi EU (Brexit), nhưng các biện pháp kích cầu và những tiến triển trong chính sách thương mại ở các nền kinh tế lớn sẽ giúp đưa kinh tế thế giới thoát khỏi “bẫy tăng trưởng thấp”.

Việt Nam: Vẫn nhiều tín hiệu lạc quan

Trước bối cảnh đó, có nhiều nhận định cho rằng, Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế Trung Quốc và các thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ. Năm 2017, việc đồng USD mạnh lên khiến việc nhập khẩu gặp khó khăn, trong khi đồng NDT của Trung Quốc giảm giá lại gây trở ngại cho Việt Nam trong các ngành hàng xuất khẩu sang nước này và hàng Trung Quốc lại dễ tràn sang nước ta trở lại.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu lạc quan khi kinh tế Mỹ và châu Âu hồi phục có thể giúp nước ta tăng xuất khẩu, dòng vốn FDI được dự báo tăng sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và việc làm. Việt Nam đã tăng 9 bậc trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thế giới do World Bank đánh giá, góp phần giúp cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia và tăng khả năng thu hút đầu tư từ trong và ngoài nước.

Về tốc độ tăng trưởng, ngoại trừ IMF, đa số các tổ chức tài chính quốc tế đều dự báo kinh tế Việt Nam 2017 sẽ khởi sắc hơn năm 2016. Trong khi IMF cho rằng Việt Nam chỉ có thể đạt mức tăng trưởng 6,2% thì Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) đầy lạc quan đưa ra mức tăng trưởng 6,7%, World Bank và Ngân hàng ADB cùng dự đoán Việt Nam đạt 6,3% trong năm 2017.

TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ Economictimes, OECD & NCBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top