ClockChủ Nhật, 17/05/2015 08:50

Triển vọng từ các giống lúa mới

TTH - Hai giống lúa mới SV181 và Thiên ưu 8 được các địa phương đưa vào gieo trồng trong vụ đông xuân, đạt năng suất và chất lượng cao, mở ra triển vọng mới trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh.

Nhiều ưu điểm vượt trội

Giống lúa Thiên ưu 8 và SV181 lần đầu tiên “góp mặt” trên đất Thừa Thiên Huế đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống truyền thống địa phương. Ghi nhận của chúng tôi, hai giống lúa trên được gieo trồng cùng thời điểm, bên cạnh các ruộng lúa Khang dân, 4B... nhưng đã cho thu hoạch sớm hơn chừng một tuần. Trong khi nhiều giống lúa khác bị đổ ngã do các đợt mưa lớn cuối vụ, thì hai giống lúa SV181 và Thiên ưu 8 vẫn sinh trưởng tốt. Cuối vụ đông xuân cũng là thời điểm sâu rầy gây hại trên nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh, riêng hai giống lúa mới này ít nhiễm bệnh hơn...
Tham quan, kiểm tra mô hình giống lúa Thiên ưu 8 ở Phú Lương
Ông Nguyễn Chất, nông dân ở thôn Phú Lương 3, xã Phú Lương (Phú Vang) nhận thấy giống lúa Thiên ưu 8 rất dễ chăm sóc, phát triển tốt. Lúa trổ tập trung, khả năng tạo hạt rất nhanh nên giảm thiểu tác động khi gặp thời tiết bất lợi trong giai đoạn trổ. Đó là yếu tố vượt trội của giống lúa này, ngay cả đợt lũ bất thường cuối tháng 3 vẫn không gây thiệt hại, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. “Thiên ưu 8 nhiễm bệnh rất ít nên cả mùa vụ chỉ bơm thuốc trừ sâu 3 lần, (Khang dân phải bơm đến 4-5 lần). Thiên ưu 8 còn có khả năng đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ bông cao, số hạt chắc trên bông cao vượt trội so với giống đối chứng, năng suất đạt cao gần 80 tạ/ha, chất lượng gạo thơm ngon, dẻo, được thị trường ưa chuộng”, ông Lê Thẻo, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương 3 đánh giá.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, ngoài hai giống lúa mới trên, trong vụ đông xuân 2014-2015, các địa phương, ban ngành còn sản xuất thành công nhiều giống lúa mới đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao, như TBR117, ML48, KH1, RG12, Nam ưu 1236, LDA1, RG1, RG6. Đây là các giống lúa đã khẳng định hiệu quả và sẽ được tiếp tục nhân rộng trong vụ hè thu 2015.
Năng suất giống lúa SV181 cũng tương đương với Thiên ưu 8, đồng thời cho thấy nhiều tính năng vượt trội so với nhiều giống thông thường. Ông Nguyễn Lực ở phường Thủy Lương (TX Hương Thủy) cho biết, SV181 chống chịu rét, chịu nắng nóng và chống đổ ngã khá tốt, quá trình sản xuất chưa phát hiện các loại sâu bệnh nguy hiểm, như khô vằn, bạc lá, rầy nâu, riêng đạo ôn chỉ nhiễm nhẹ. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này ngắn hơn 5-7 ngày so với Khang dân 18, hạn chế tối đa nguy cơ thiệt hại do mưa lũ, nhất là cuối vụ hè thu. Chất lượng sản phẩm cao hơn so với nhiều giống lúa thông thường, hạt gạo trong, cơm mềm, có vị ngon, đậm, mùi thơm nhẹ, có thể hướng đến xuất khẩu... Với những ưu điểm trên, SV181 phù hợp với sản xuất hai vụ trong năm, các vùng ảnh hưởng lũ sớm, hoặc có thể gieo cấy muộn nhằm tránh rét thường xảy ra trong các vụ đông xuân.
 
Được bao tiêu sản phẩm
Giống lúa SV181 được UBND thị xã Hương Thủy đồng ý cho Công ty TNHH Giống cây trồng Liên Việt, phối hợp với Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình triển khai gieo trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy Lương với diện tích 2,5 sào và tại huyện Phú Vang 2,5 sào. Giống này do Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình nghiên cứu, tuyển chọn và khảo nghiệm thành công. Phó Giám đốc Công ty TNHH Giống cây trồng Liên Việt-Lê Hữu Roăng cho biết, ngoài năng suất đạt cao 75 tạ/ha, giống lúa SV181 còn tạo ra sản phẩm chất lượng, có thể hướng đến xuất khẩu. Với các ưu điểm chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, SV181 có thể bố trí sản xuất nhiều vùng đất trên địa bàn tỉnh. Vụ hè thu sắp đến, công ty tiếp tục phối hợp với các địa phương để nhân rộng mô hình giống lúa mới này với quy mô cánh đồng mẫu lớn; đồng thời bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Đối với giống lúa Thiên ưu 8 được Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (CPGCTTW) triển khai sản xuất mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích 65 ha, tại xã Phú Lương (Phú Vang). Đây là giống lúa được Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất phổ biến trên cả nước (tại Quyết định số 58/QĐ-TT-CLT). 70 hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn được công ty bán nợ giống, phân bón, thuốc trừ sâu và vật tư nông nghiệp. Sau khi thu hoạch, nông dân hoàn trả nợ cho công ty. Ngay từ đầu vụ, công ty ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Ông Lê Thẻo, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương 3 khẳng định, mô hình cánh đồng mẫu lớn do Công ty CPGCTTW thực hiện đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm, giá ổn định. Mỗi sào lúa Thiên ưu 8 cho lợi nhuận cao hơn 600 ngàn đồng so với sản phẩm các giống lúa thông thường. Mô hình trên đang được Công ty CPGCTTW tiếp tục triển khai trong vụ hè thu 2015 tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top