Triều Tiên bắt đầu dùng múi giờ riêng, lùi giờ 30 phút
TTH.VN - Kể từ đêm qua, Triều Tiên bắt đầu sử dụng múi giờ mới, lùi đồng hồ chậm 30 phút so với múi giờ hiện tại, để kỷ niệm 70 năm ngày thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc Nhật.
Người Triều Tiên đánh chuông báo hiệu múi giờ mới có hiệu lực (Ảnh: AP)
Các tiếng chuông và còi tàu đồng loạt đã vang lên vào đêm qua khi "Giờ Bình Nhưỡng" có hiệu lực từ ngày 15/8.
Triều Tiên đã thông báo quyết định lùi múi giờ lập lập múi giờ riêng vào ngày 7/8.
Trước khi múi giờ riêng có hiệu lực, Triều Tiên sử dụng cùng múi giờ với Hàn Quốc và Nhật Bản, sớm hơn 9 tiếng so với giờ GMT.
Nhưng múi giờ mới mà Triều Tiên sử dụng cũng chính là múi giờ được áp dụng trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên trước khi bán đảo này bị Nhật đô hộ vào năm 1910.
Vào đêm qua, khi "Giờ Bình Nhưỡng" có hiệu lực, truyền hình quốc gia Triều Tiên đã chiếu cảnh các nam giới trong trang phục truyền thống đang kéo chuông để đánh dấu thời khắc quan trọng. Cùng lúc đó, các nhà máy, tàu hỏa và tàu thủy trên khắp cả nước đều kéo còi.
Truyền hình quốc gia Triều Tiên cho biết việc sử dụng "Giờ Bình Nhưỡng" là nhằm xóa bỏ mọi dấu vết về sự cai trị của đế quốc Nhật trên bán đảo Triều Tiên (1910-1945).
Với quyết định mới của Bình Nhưỡng, hai miền Triều Tiên giờ đây sử dụng các múi giờ khác nhau.
Hàn Quốc đã lên tiếng chỉ trích Triều Tiên rằng sự thay đổi trên đang tạo ra một rào cản mới trên con đường tái thống nhất hai miền.
Hồi đầu tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho hay quyết định đơn phương của Bình Nhưỡng, được đưa ra mà không có bất kỳ sự tham vấn nào với Seoul, là "rất đáng tiếc" và đe dọa làm gia tăng sự chia sẽ giữa hai miền Triều Tiên.
Bình Nhưỡng sau đó đáp trả bằng việc gọi bà Park là "kẻ nịnh hót" Nhật Bản.
Hàn Quốc cũng từng lùi múi giờ 30 phút vào năm 1954 nhưng trở lại dùng múi giờ chuẩn vào năm 1961 khi người cha của bà Park là ông Park Chung-Hee lên nắm quyền.
An Bình (Theo Dantri)
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN (19/05)
- Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu (19/05)
- Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền và triển khai đồng bộ tại Singapore (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'