ClockThứ Năm, 08/12/2022 14:01

Trò hề của “giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2022”

TTH - Ngày 20/11/2022 tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam”(VHRN) công bố kết quả bầu chọn “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2022”. Có 3 cá nhân được lựa chọn và dự định buổi lễ tổ chức trao giải tại thành phố Frankfurt, Đức vào ngày 10/12/2022 sắp tới, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền.

Chống phá của các tổ chức phản động lưu vongChiêu trò của các thế lực thù địch

Chủ động nắm âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch, nhất là ở trên các mạng xã hội. Ảnh: Tuyengiao.vn

Tháng 11/1997, một nhóm người Việt tại Mỹ tổ chức hoạt động về một “Hội nghị quốc tế” tại thành phố Santa Ana, quận Cam, bang California. Nhóm này công bố tổ chức và đến năm 2002 ra mắt chính thức ở Litte Sài gòn (Mỹ) với tên gọi: "VHRN". Mục tiêu, cương lĩnh là “khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”, “gia tăng có hiệu quả các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”.

Hàng năm, VHRN đều có báo cáo về nhân quyền và lựa chọn một số đối tượng được gọi là “hoạt động nhân quyền”ở Việt Nam để “vinh danh”. Nhằm tăng uy tín, tổ chức này đã tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi và móc nối với một số tổ chức “phi chính phủ” thường xuyên chống phá Việt Nam như tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Nhà báo Không biên giới (RSF), Ủy ban Bảo vệ ký giả (CPJ)…

VHRN cũng “tích cực” móc nối, gây dựng quan hệ với hàng chục nhóm, tổ chức người Việt ở nước ngoài như “Báo Tự do ngôn luận”, “Ủy ban Quốc tế tự do tôn giáo cho Việt Nam”, “Tiếng dân kêu cứu”, “Diễn đàn dân chủ”, “Tập hợp thanh niên dân chủ”, “Nhóm Thông luận”, “Đàn chim Việt”, “Mạng lưới Tuổi trẻ Việt Nam lên đường”, “Phong trào thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ”... Trong đó, có những nhóm liên hệ chặt chẽ với Việt Tân, đã bị Bộ Công an xác định là tổ chức khủng bố.

Số đối tượng được “vinh danh” năm 2022 gồm có Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạch, Lưu Văn Vịnh. Thụy là một trong số 40 thành viên và là “Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”. Thụy dùng nhiều bút danh để đăng tải bài viết lên trang fb cá nhân, của “Hội Nhà báo độc lập” xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.Ngày 5/1/2021, TAND TP. Hồ Chí Minh tuyên án 11 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Trần Đức Thạch (Nghệ an) đã soạn thảo, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, bôi nhọ, xúc phạm các lãnh đạo Đảng, nhận hỗ trợ về tài chính của các cá nhân, tổ chức trong ngoài nước hàng trăm triệu đồng, đô la. Ngày 24/3/2021, bị tòa án xét xử12 năm tù giamvề tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Lưu Văn Vịnh trú tại quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) đã có “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân” khi đứng ra lập tổ chức phản động “Liên minh dân tộc Việt Nam” do Vịnh làm chủ tịch.

Với bảng “thành tích”của Thụy, Thạch, Vịnh cho thấy bản chất của cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền 2022” mà VHRN nêu ra là nhằm mục đích gì? Gọi là giải thưởng nhưng hầu như tất cả là những kẻ vi phạm pháp luật, hoàn toàn không có “hoạt động nhân quyền” như được rêu rao. Trớ trêu hơn khi số được đề nghị trao giải đều đang thụ án trong các trại giam, không hề biết được “vinh hạnh” này và chắc chắn không thể trực tiếp đến nhận giải.

Trong số các cá nhân đã từng được VHRN trao thưởng những năm trước có thể kể đến: Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cày), Nguyễn Chính Kết, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Năng Tĩnh, Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài… đều là những “nhân vật” cộm cán, có nhiều “thành tích” chống phá Nhà nước và không hề có hoạt động vì nhân quyền theo đúng nghĩa.

Thực chất của cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2022” chỉ là một màn kịch cũ được soạn lại, đạo diễn làm mới cho có tính thời sự. Trong lần đại hội gần nhất (tháng 8/2021), VHRN đưa ra 5 “tuyên bố”, trong đó cơ bản lặp lại nhiều nội dung cũ, đồng thời đưa ra thêm vấn đề có vẻ thời sự như “chống dịch COVID-19”.

Trong báo cáo này, chúng vu cáo về hạn chế quyền đi lại của người dân, cho đó là hành động cực đoan của Đảng cộng sản. Đưa ra danh sách cá nhân được giải thưởng năm nay “là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ những quyền căn bản cho Nhân dân Việt Nam”, tôn vinh những cá nhân có “đóng góp xuất sắc”. Điều đó cho thấy thực chất là hoạt động cổ súy cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam. Từ đó, chúng tiếp tục đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, yêu cầu Đảng từ bỏ quyền lãnh đạo, đòi tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do tôn giáo…

Không khó để nhận ra mưu đồ thực chất của VHRN, thông qua cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền” để tự đánh bóng tên tuổi của tổ chức, cổ xúy cho các đối tượng hoạt động chống phá Việt Nam dưới danh nghĩa “nhà hoạt động nhân quyền”. Thông qua việc trao giải thưởng VHRN tiếp tục lôi kéo nhiều đối tượng cực đoan vào các hoạt động chống phá dưới các vỏ bọc như: “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động xã hội”; đánh lừa dư luận quốc tế về đối xử thiếu nhân quyền trong tù với những “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động dấn thân” vì nhân quyền.

Qua giải thưởng này kêu gọi các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân quyền lên tiếng gây sức ép với Việt Nam trên các diễn đàn thế giới.

Cũng như các tổ chức FH, AI, RSF, CPJ... mang danh nghĩa đẩy nhanh“tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” nhưng thực chất là công cụ trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch sử dụng chống lại Nhà nước Việt Nam. Điều đó lý giải tại sao VHRN lại thường xuyên có những hoạt động chống phá Việt Nam mà “giải thưởng nhân quyền” hàng năm là một ví dụ điển hình như vậy.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục chiêu trò xuyên tạc nhân quyền Việt Nam

Dù chưa hết năm 2023 nhưng đã xuất hiện những “phúc trình”, “báo cáo”, “trao giải thưởng” với những đánh giá thiếu khách quan, không đúng sự thật về nhân quyền ở Việt Nam.

Tiếp tục chiêu trò xuyên tạc nhân quyền Việt Nam
Cảnh giác với chiêu trò xuyên tạc vụ án “chuyến bay giải cứu”

Phiên tòa xét xử 54 bị cáo bị truy tố về các tội liên quan đến “chuyến bay giải cứu” tiếp tục nóng trên các diễn đàn báo chí, mạng xã hội (MXH). Lợi dụng việc này, các thế lực xấu đưa ra nhiều bài viết, phỏng vấn với nội dung hướng lái từ vụ án hình sự sang vấn đề chính trị, tạo cớ bôi nhọ đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước.

Cảnh giác với chiêu trò xuyên tạc vụ án “chuyến bay giải cứu”
Cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo du lịch mùa lễ hội

Theo Chuyên trang công nghệ Tech Wire Asia, lừa đảo du lịch trong các mùa lễ hội luôn gia tăng, khi tội phạm mạng và những kẻ lừa đảo tìm cách lợi dụng tối đa các nạn nhân. Thật không may, rủi ro tiềm ẩn đối với các du khách không bao giờ kết thúc.

Cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo du lịch mùa lễ hội
Lại thêm một đòi hỏi vô lý

Những ngày đầu năm 2023, VOA và một số nhà đài thiếu thiện chí đăng tải nhiều bài viết xem ra hết sức vô lý đối với Việt Nam.

Lại thêm một đòi hỏi vô lý

TIN MỚI

Return to top