Trổ hoa cuối đời
TTH - Tuổi thơ tôi sống gần gũi với tre, tre quanh nhà, tre quanh xóm, tre quanh làng. Đi đâu cũng chạm phải tre, ngay cả trong thành phố. Màu tre hòa chung cùng cây cỏ khác tạo thành tầng bậc xanh thấp cao xoa dịu cái nắng gắt mùa hạ. Lũy tre che chắn rét buốt của gió bấc và giảm bớt cơn cuồng nộ của giông bão thổi táp vào những ngôi nhà tranh thấp nhỏ. Tiếng cọ xát của các thân tre trong gió lớn tựa tiếng kêu các cơ bắp của miền quê đang gồng mình chịu đựng hay vươn vai đứng lên từ những khó khăn.
Tre ngày ấy gắn liền với cuộc sống của người dân từng buổi, từng ngày. Từ vật dụng trong nhà đến ngoài đường. Sân nhà, một giàn tre đưa xanh bầu bí. Sông xanh, chiếc ghe bằng nan tre chở người ngồi câu đội nón lá trầm lặng theo dấu phao lờ đờ trên dòng nước biếc; cũng chiếc ghe ấy trong mùa lũ lại là phương tiện liên lạc, cứu người. Chiếc cầu tre bắt qua conhói hoặc nối hai bờ sông nhỏ tựa chiếc lược cài duyên dáng gập ghềnh nối kết xóm làng… Bất cứ nơi nào có dân cư là nơi ấy có tre. Người ta trồng tre bằng cách bứng một gốc tre gắn liền với thân khoảng 6-7 đốt, trồng từng hai gốc một, thân tựa tréo vào nhau. Hai năm sau, tre bén rễ, ba năm sau từng búp măng nhú mình lên khỏi mặt đất với những lông tơ dày mịn màu nâu viền quanh mo xinh xắn. Tre lớn lên xanh tươi, phát triển nhanh thành bụi, thành hàng. Tre dễ sống và được trồng quanh nhà làm hàng rào chắc chắn, kín đáo bởi các nè tre cứng có gai cản thú hoặc người đi xuyên qua. Để tránh tre ăn lan rộng vào vườn, người ta thường đào một đường ao nhỏ dọc theo bờ tre. Ao là nơi đọng nước mưa hoặc nước sinh hoạt và cũng là nơi cóc, nhái… trú ẩn. Rễ tre hấp thụ nước và góp phần cải tạo môi trường ở ao. Dưới bóng đổ của tán tre trong vườn, một khoảnh đất bằng được quét dọn sạch sẽ là sân chơi của chúng tôi sau giờ học, nơi nằm nghỉ trưa, chiều của ba vào ngày nắng và cũng là nơi mẹ và chị nằm gội đầu bằng nước bồ kết trên chiếc giường tre.
- Hương Thủy: Đón Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh miếu Bà Giàng (14/04)
- Đoàn phim “Kiều” giao lưu với khán giả Huế (14/04)
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19 (13/04)
- Đức “hay nói” của Nguyễn Mậu và bản lĩnh “dám nghe” của Lê Thánh Tông (13/04)
- Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa (12/04)
- Cơn bão đã qua (11/04)
- Giữ lại dấu xưa cho Long Thọ (11/04)
- Mùa nắng tháng Tư (11/04)
-
Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19
- Cơn bão đã qua
- Học sinh tranh tài cuộc thi sáng tạo mỹ thuật
- Tàng Thơ Lâu, kết nối giá trị quá khứ đến đương đại
- Nhớ nhạc sĩ họ Trịnh qua âm nhạc và hội hoạ
- Triển lãm tranh “Trịnh & những âm ba” sẽ khai mạc vào chiều 1/4
- “Em và Trịnh” có kinh phí 50 tỷ đồng
- Nét đẹp Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
- Bông hồng đỏ
- Cảm xúc “Tháng ba”
-
Nghĩ về “giấc mơ Huế”
- Mùa nắng tháng Tư
- Giữ lại dấu xưa cho Long Thọ
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19
- Long lanh “giọt” Trịnh
- Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa
- Bộ sách giúp hiểu toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của L. Cadiere
- Giới thiệu hơn 100.000 cuốn sách tại Hội sách Alphabooks
- Đức “hay nói” của Nguyễn Mậu và bản lĩnh “dám nghe” của Lê Thánh Tông
- Đoàn phim “Kiều” giao lưu với khán giả Huế