ClockThứ Tư, 08/10/2014 14:07

Trở lại Huế như một lời hẹn ước

TTH - Với nghệ nhân Phạm Thị Huệ (SN 1973), lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại ca Trù xuất hiện một đào nương vừa đàn vừa hát. Hiện nay, nghệ nhân Phạm Thị Huệ là giảng viên môn Tì bà (Nhạc viện Hà Nội) vừa là Chủ nhiệm Giáo phường ca Trù Thăng Long. Nhân dịp Giáo phường ca Trù Thăng Long có đêm diễn tại Huế vào cuối tháng 9 vừa qua, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị với chị.

Nghệ nhân Phạm Thị Huệ biểu diễn đàn đáy

Vô tình tôi có một buổi gặp đạo diễn Lê Quý Dương tại TP Hồ Chí Minh và được biết đạo diễn rất muốn đưa âm nhạc truyền thống của ba miền về biểu diễn tại lầu Tứ Phương Vô Sự (Đại Nội – Huế) – nghệ nhân Phạm Thị Huệ chia sẻ về sự có mặt của chị trên đất Huế. Chị nói tiếp: Đây cũng là một trong những điều mà tôi đã ấp ủ từ lâu và rất muốn có thể làm được nhưng lực bất tòng tâm. Nay gặp đạo diễn Lê Quý Dương, người cùng chung ý tưởng mà lại có khả năng thực hiện được nên ngay lập tức tôi đã nhận lời đề nghị và sẵn sàng ủng hộ kế hoạch của anh ấy.

Chị nghĩ như thế nào khi đưa ca trù đến Huế?
Huế là vùng đất mộng mơ và còn gìn giữ được rất nhiều nét đẹp cổ kính. Tôi tin rằng ca trù cũng đã từng được biểu diễn rất nhiều ở cung điện này. Lần quay trở lại của môn nghệ thuật ca trù ở thời điểm này, tôi xem đó như là một lời hẹn ước với Huế vậy.
Chị có thể giới thiệu đôi nét về việc đưa ca trù đến công chúng ở Giáo phường ca trù Thăng Long?
Hiện nay Giáo phường ca Trù Thăng Long biểu diễn vào các tối thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần tại ngôi nhà cổ 87 Mã Mây – Hà Nội. Nơi đây, chúng tôi giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế về môn nghệ thuật ca trù. Tuy nhiên, đó là khu vực trung tâm nên phần lớn là khách quốc tế. Chúng tôi rất mong muốn được giới thiệu ca trù đến du khách trong nước nhiều hơn nữa và cũng đang cố gắng tìm mọi cách để truyền bá tốt hơn, đưa ca trù đến gần hơn với người dân việt nam.
Theo chị, sự quan tâm của Nhà nước đối với nghệ thuật ca trù đã xứng tầm?
Hiện nay, Nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến ca trù bằng cách cứ 2 năm lại tổ chức liên hoan ca trù toàn quốc một lần. Rồi mỗi một năm cũng có một vài lần mở những lớp đào tạo ngắn hạn cho người yêu hát ca trù. Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, chỉ bấy nhiêu là chưa đủ. Chúng tôi cần sự quan tâm sát hơn nữa, có những dự án chi tiết hơn nữa cho từng đơn vị đang hoạt động tốt, tạo điều kiện để họ có thể truyền dạy nhiều hơn nữa cho thế hệ trẻ, cũng như giới thiệu để cho người dân nhận thức được những giá trị của âm nhạc truyền thống của ca trù.
Với nghệ thuật ca trù, chị vẫn đang ấp ủ điều gì?
Đến nay thì tôi cũng chỉ là một người yêu ca trù, sử dụng thời gian, công sức của mình để trình diễn và truyền dạy môn nghệ thuật này cho các bạn trẻ. Là phụ nữ nên tôi cũng rất yếu đuối, mỏng manh và không làm được việc gì lớn. Điều mà tôi vẫn luôn ấp ủ chính là làm thế nào đó để các ca nương sống được bằng nghề. Nếu các ca nương trong tương lai có thể sống được bằng nghề thì ca trù có thể vững vàng hơn, không còn lo bị thất truyền.
Chị nghĩ như thế nào về nhã nhạc?
Nhã nhạc cung đình Huế là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc của nhà Nguyễn và đã được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu. Tôi chưa biết nhiều về nghệ thuật Nhã nhạc, nhưng tôi biết chính quyền Thừa Thiên Huế và các ngành chức năng đang bảo tồn rất tốt loại hình nghệ thuật này, cũng như thường xuyên giới thiệu Nhã nhạc đến nhiều nơi trong và ngoài nước. Điều đó thật đáng mừng và đáng trân trọng.
Xin cảm ơn chị - nghệ nhân Phạm Thị Huệ!
Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
23 năm nhớ Trịnh Công Sơn

Kỷ niệm 23 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), nhiều hoạt động âm nhạc được tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Ngoài âm nhạc, gia đình cố nhạc sĩ chuyển hướng sang các hoạt động tưởng nhớ thiết thực, ý nghĩa hơn.

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn
Đón Tết muộn

Dịp tết Nguyên đán, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức để mang đến cho mọi người không khí vui tươi của năm mới; trong đó, không thể không nói đến sự cống hiến của các nghệ sĩ. Biểu diễn xuyên Tết phục vụ khán giả, năm nào họ cũng đón Tết muộn.

Đón Tết muộn
Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

Yêu thích và đam mê thổi sáo từ những ngày còn bé, chàng trai trẻ Đào Bá Sỹ Thiên (sinh năm 1999) đã miệt mài gắn bó với loại nhạc cụ truyền thống này của dân tộc hơn 5 năm nay. Tiếng sáo du dương, bay bổng của Thiên đã để lại nhiều dấu ấn ngọt ngào trong cảm xúc người nghe.

Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống
Return to top