Trở về miền nhớ
TTH - Quá khứ chiến tranh ác liệt đã qua nhưng ký ức về những ngày sát cánh cùng đồng đội trải qua hai cuộc chiến vẫn còn đó. Là “gạch nối” của hai thời chiến tranh và hòa bình, ông Phan Thanh Toàn (tên thường gọi là Biểu) đã dạy con yêu nước từ chính câu chuyện đời mình.
Chúng tôi đến nhà của ông Toàn ở đường Nguyễn Lộ Trạch, phường Xuân Phú (TP Huế) khi ông trở về từ bệnh viện được mấy ngày. Sợ căn bệnh người già ở tuổi 83 sẽ lấy mất một phần ký ức xưa, nhưng khi mở lời trực tiếp, ông khoát tay bảo: “Chuyện thời bình có thể quên, những năm tháng chiến đấu mãi còn nhớ”.
![]() |
Ông Toàn kể lại câu chuyện thời chiến |
Sinh ra trong gia đình giác ngộ cách mạng, từ nhỏ, ông Toàn đã nung nấu ý chí được cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Ông Toàn kể, thời đó không kể lớn nhỏ, biết nhận thức là biết căm thù giặc. Nơi ông ở là xã Hồng Thủy, huyện Hương Thủy (nay là xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) là địa phương sục sôi ý chí chiến đấu, nên trong dòng máu của ông cũng có tư tưởng phụng sự Tổ quốc. Tháng 8/1945, ông Toàn nhận nhiệm vụ làm Đội trưởng Đội thiếu niên tiền phong xã Hồng Thủy, do Bí thư chi bộ lúc đó là Lê Đình Trang bổ nhiệm, giao nhiệm vụ tổ chức canh gác bảo vệ nhân dân, bảo vệ cán bộ, nhưng chính yếu nhất là canh gác các cuộc họp của chi bộ và kịp thời báo cáo khi giặc đến bất ngờ.
Vùng đất Thanh Thủy Chánh lúc đó là một trong những căn cứ địa của cán bộ tỉnh, huyện, bộ đội chủ lực tỉnh. Mới 13 tuổi, ông Toàn đã ý thức được tinh thần trách nhiệm rất cao. “Đó gần như là một nơi nuôi dưỡng cán bộ để hoạt động nên nhận nhiệm vụ vừa tự hào nhưng cũng luôn phải hết sức cố gắng”, ông Toàn khẳng định. Đội thiếu niên tiền phong của ông có khoảng 20 người, gồm cả nam nữ, tuổi chừng 13-14, nhưng ai cũng gan dạ, hiểu rõ các mật lệnh. Họ chia làm 3 điểm bảo vệ là cầu Chùa, Phường Trung và Phường Nam. Hễ phát hiện địch, hoặc những người khả nghi, những đội viên lập tức ra ám hiệu “trâu ra” để cán bộ kịp sơ tán trước khi bị phát hiện. Ông Toàn nhớ lại, khó nhất khi làm nhiệm vụ là những ngày thời tiết sương mù, địch đến gần mới thấy được. Tuổi nhỏ, nhưng ông và đồng đội không nao núng khi địch đến. Ông Toàn bảo: “Làm lúc đó không ai sợ chết cả. Tinh thần hăng hái, như tiếng Huế mình nói là dễ sợ lắm”.
Ông Toàn cho biết: “Hồi đó khao khát cầm súng lắm, nhưng tuổi nhỏ chưa được phép nên hễ nhiệm vụ gì được giao là hoàn thành tốt. Huyện ủy lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội từ thanh niên đến phụ nữ, nông dân đều tích cực nên Đội thiếu niên tiền phong cũng cố gắng hết mình”.
Dù không trực tiếp tham gia cầm súng cướp chính quyền, nhưng vai trò của Đội thiếu niên tiền phong lúc đó cũng góp phần làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng 8. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh, người Đội trưởng thiếu niên tiền phong Phan Thanh Toàn càng quyết tâm phấn đấu vì đất nước. Năm 1949, ông chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng, làm nhiều nhiệm vụ phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước, trở thành vị đại tá quân báo hết lòng vì Tổ quốc trước khi nghỉ hưu.
Chậm rãi sau câu chuyện thời chiến đầy cảm xúc, ông Toàn bảo, chiến tranh gian khổ, con người Việt Nam rèn được ý chí sắt đá, lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc. Truyền thống người Việt Nam kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc là truyền thống quý báu, lòng yêu nước cũng là thứ phải gìn giữ dù ở thời đại nào, do đó trong những bài học ông dạy con cháu không thiếu về bài học yêu nước. Ông Toàn tâm sự: “Tui có hai người con, một trai một gái, cả hai đã lập gia đình. Từ nhỏ đến lớn, tui vẫn thường hay lấy những câu chuyện về những cuộc chiến của đất nước, về tinh thần thép của người Việt Nam ra dạy con. Ví dụ thực tế nhất là câu chuyện về đời mình để dạy chúng dù làm gì, ở đâu cũng biết yêu nước, thương dân”.
Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc
- Tuyên dương 11 “Dũng sỹ nghìn việc tốt” (20/03)
- Không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội (20/03)
- Công bố quyết định giải thể Trường cao đẳng Nghề 23 (20/03)
- Phát hiện đạn pháo khi san nền nhà (20/03)
- Khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng xét xử (20/03)
- Kết nối để các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư (20/03)
- Điểm tựa cho bà con (20/03)
- Công an TX. Hương Thủy: Đồng bộ nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông (20/03)
-
Tuyên dương 11 “Dũng sỹ nghìn việc tốt”
- Không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội
- Kết nối để các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư
- Khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng xét xử
- Công an TX. Hương Thủy: Đồng bộ nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông
- Điểm tựa cho bà con
- Bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép 19 phách gỗ trong khu vực biên giới
- Cảnh báo giả danh cảnh sát phòng cháy, chữa cháy để lừa đảo
- Ra mắt “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” và 11 điểm chữa cháy công cộng
- Phát động hoạt động hỗ trợ “Điểm vệ sinh miễn phí” cho du khách
-
Tượng cụ Phan Bội Châu bị xâm hại
- Hết mình vì tập thể
- Cử tri TP.Huế phản ánh về hạ tầng dân sinh và điện chiếu sáng đô thị
- Thuê bao di động phải có thông tin đúng quy định
- Đề xuất xây dựng ở Hà Trữ miếu thờ gắn với bia chiến thắng Thanh Lam Bồ
- Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988 – 14/3/2023): Còn mãi dấu ấn tuổi 20 vì biển đảo quê hương
- Tăng hình phạt tù đối với kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Nhãn hàng Huda tài trợ 3 tỷ đồng cho Festival Nghề truyền thống Huế 2023
- Kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân vụ san ủi 0,72 ha rừng ngập mặn
- Phát hiện người phụ nữ tàng trữ 122 viên ma túy và gần 300g cần sa
-
Kết nối để các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư
- Khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng xét xử
- Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
- Ông Nguyễn Vũ Quốc Huy giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Đức
- Nơi diễn ra nhiều sự kiện nghiệp vụ chất lượng cao
-
Người giúp việc trở thành kẻ trộm cắp
-
Phát hiện người phụ nữ tàng trữ 122 viên ma túy và gần 300g cần sa
-
Bình ổn giá phải theo quy luật thị trường, bảo vệ lợi ích của người dân, doanh nghiệp
-
Tăng hình phạt tù đối với kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Cảnh báo mạo danh doanh nghiệp lớn gửi mail lừa đảo tuyển dụng