ClockThứ Ba, 01/12/2020 13:30

Trọn cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp cách mạng

TTH - Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh sinh ra ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang; quê gốc ở xứ Truồi, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc. Làng Bàn Môn là nơi có truyền thống yêu nước, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nơi khởi nguồn lý tưởng cách mạng“Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”

Đại tướng Lê Đức Anh trong lần về thăm quê vào năm 2000. Ảnh: DT

“Tuổi thơ của ông gắn bó với xứ Truồi, với những vườn cây trái xanh tươi nhiều quả ngọt. Chính con sông Truồi trong xanh, hiền hòa đã nuôi dưỡng tâm hồn, tuổi thơ ông. Trong sự phát triển và đi lên của Phú Lộc luôn có những tình cảm đặc biệt của Đại tướng Lê Đức Anh. Mặc dù sống xa quê và bận rộn công tác, nhưng trong những lần về thăm quê, Đại tướng luôn có nhiều trăn trở và gợi mở giúp quê hương khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội. Khắc ghi lời căn dặn của Ðại tướng, nhiều năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn huyện đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”, ông Nguyễn Văn Mạnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc chia sẻ.

Ông Lê Chương (71 tuổi), người gọi Đại tướng Lê Đức Anh bằng bác xúc động kể: “Mỗi lần về quê, Đại tướng bao giờ cũng tổ chức ăn cơm buổi trưa với bà con và gia đình rồi mới đi. Đại tướng rất thích ăn dâu Truồi, thanh trà và cá đầm Cầu Hai. Về thăm quê nhà, Đại tướng luôn nhắc chúng tôi nấu cho một ấm chè Truồi, rồi ông ra bến sông Truồi câu cá để nhớ lại tuổi thơ của mình. Năm 2013 là năm cuối cùng Đại tướng về thăm quê Lộc An”.

Là người sâu nặng nghĩa tình với quê hương, Đại tướng Lê Đức Anh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên trong tỉnh phải không ngừng chăm lo cho đời sống, học tập và lao động sản xuất của Nhân dân; luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng tích cực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh.

“Chúng tôi không thể quên được công lao của Đại tướng Lê Đức Anh khi nêu quan điểm để xây dựng công trình thủy lợi hồ Truồi. Trước đó, qua làm việc với các bộ, ban, ngành và cơ quan Trung ương, nhiều đại biểu không đồng tình về chủ trương này. Tuy nhiên, với quyết tâm và trên cơ sở phân tích của Đại tướng Lê Đức Anh, cuối cùng, công trình thủy lợi hồ Truồi cũng được xây dựng. Công trình đã giải quyết được vấn đề thủy lợi cho người nông dân trồng lúa tại các huyện: Phú Vang, Phú Lộc, TX. Hương Thủy và một phần của TP. Huế”, ông Võ Nguyên Quảng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND, nguyên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh khóa IX (1992-1997) nhớ lại. 

Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng gắn liền với nhiều mốc son lịch sử của dân tộc. Gần 80 năm tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi không ngừng nghỉ với hơn 30 năm chỉ huy chiến đấu trên chiến trường Nam bộ - Thành đồng Tổ quốc, gần 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia, Đại tướng Lê Đức Anh là một vị tướng dày dạn trận mạc, một nhà chỉ huy xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược, có chiến thuật tài tình và linh hoạt xử lý các tình huống phức tạp. Ông luôn có mặt trên các chiến trường ác liệt nhất, trong những thời điểm gay go nhất với nhiều trận đánh mang tính lịch sử, tạo ra những bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

“Với hơn 80 năm tuổi Đảng, Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã dành trọn cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp cách mạng. Luôn gánh vác những trọng trách quan trọng trong suốt chiều dài đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cương vị nào, Đại tướng cũng dành trọn tâm huyết, trí tuệ và tài năng, làm tròn nhiệm vụ của mình với tình cảm cách mạng trong sáng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Đại tướng đã đi xa, nhưng sự hy sinh, cống hiến của ông mãi là những trang sử vàng sáng chói, trường tồn cùng với thời gian”, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định.

Tâm Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng

Ngày 1/4, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII, 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

Tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1/1/1914 - 1/1/2024)
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế

Sinh thời đồng chí Nguyễn Vịnh - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ là nhà hoạt động chính trị xuất sắc, vị tướng quân đội mưu lược tài năng, mà còn là một nhà báo cách mạng bậc thầy, một cây bút chính luận sắc bén. Ông đã luận giải được những câu hỏi nóng bỏng từ đồng ruộng đến chiến trường, từ cơm áo người nông dân đến chiến lược đánh giặc giữ nước. Đồng chí có nhiều bí danh, bút danh như: Trường Sơn, Phan Chinh, Bích, Triều Dương, Hà, Sáu Di, Sáu, Ý, Thao, Hạ sĩ Trường Sơn ký dưới nhiều tác phẩm sách, báo… được đông đảo bạn đọc ngưỡng mộ.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế
Return to top