ClockThứ Ba, 01/12/2020 10:11

Trong veo sau mắt bão

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ khó khăn với Thừa Thiên HuếTrao hàng trăm suất quà cho người dân khó khăn, bị ảnh hưởng bởi mưa bão

- Con sẽ đưa phong bì này về cho mệ ngoại. Vì mệ ngoại nuôi con.

- Con sẽ đưa phong bì này

 về cho mẹ. Vì mẹ nuôi con.

Tôi ôm hai em nhỏ lớp sáu vào lòng, cảm nhận những cục xương sau bả vai hai em nhô lên và trái tim bé nhỏ đang đập những nhịp đập nhẹ nhàng. Học trò vùng quê đa phần gầy ốm nhưng khỏe khoắn. Đặc biệt là những đôi mắt, trời ơi, nó trong veo và “cười” hồn nhiên dù liên tục cả tháng qua các em cùng gia đình dọn lụt, rồi đến trường phụ thầy cô dọn lụt ở trường. Trường của các em ở xã Phong Bình, là vùng rốn lũ của huyện Phong Điền, sân trường ngập đến 2 mét, trong lớp ngập gần 1,5 mét, thầy cô phải đến trường dọn lụt năm lần.

Trẻ con vẫn luôn tặng cho người lớn chúng ta niềm vui bất tận. Khi xe chúng tôi vừa đến ngoài cổng trường, đã thấy mấy em nhỏ rối rít chạy vào gọi thầy cô. Tự nhiên, tôi thấy mình trở về ngày xưa, mừng rỡ khi có ai đến thăm lớp, thăm trường. Sau vài giây xa lạ ban đầu, các em trai như một bầy chim non tự động chạy đến phụ các cô chú chuyển cặp, vở, bút mà đoàn chúng tôi mang về tặng các em. Những cậu trò nhỏ lăng xăng sung sướng, chen nhau để được chuyển quà vào hội trường.

Nhìn các em tôi thấy mình trong từng nụ cười, trong từng tiếng “dạ”, tiếng “thưa” lễ phép, trong hình dung ngôi trường tiểu học Vỹ Dạ của tôi cũng nằm bên cạnh dòng Hương. Sau lụt là chúng tôi đến trường cùng thầy cô dọn bùn, rồi về nhà tiếp tục hong khô sách vở. Còn nhớ hồi ấy chúng tôi phải học những quyển sách, vở ướt được hong khô sau khi nước rút, giấy phồng rộp lên một quyển dày gấp hai, ba lần; rồi còn những trang vở nhòe nhoẹt mực, dưới ánh đèn dầu nhìn không rõ chữ. Bao mùa lụt đã đi qua vùng đất này, bao thế hệ học trò xứ Huế đều hiểu sách vở quý thế nào sau lụt.

Có điều lạ kỳ của thiên nhiên là sau lũ lụt bầu trời thường rất trong xanh, không ai ngờ mưa bão kinh hoàng vừa đi qua đây. Bầu trời không để lại dấu vết gì chỉ có sân trường cây gãy đổ, phòng học của các em ẩm ướt do nước ngâm nhiều ngày, các cậu học trò nhảy lên chỉ ngấn nước lụt để lại trên tường như một trò chơi. Những cô bé bao giờ cũng dịu dàng hơn, không chạy nhảy mà ngồi lại bên nhau cùng ngắm những chiếc cặp xinh có móc khóa hình chú gấu hay hoa lá rất dễ thương. Các em cho biết, việc đầu tiên các em làm khi nước lụt vào nhà đó là gói sách vở lại và để lên tra nhưng mưa bão quá lớn, nhà tốc mái làm ướt hết sách vở. Tôi hỏi các em những ngày lụt có bị đói, có bị lạnh hay sợ hãi không, các em đều trả lời: “Dạ không. Vì có ba mẹ!”.

Những ngôi trường vùng thấp lụt mà tôi đến, mức nước ngập ở đâu cũng sâu gần như nhau, sự ẩm ướt cũng như nhau và đặc biệt, những đôi mắt trẻ thơ, ở đâu cũng trong veo, hiền hậu và rất thương. Tôi ngồi dưới một gốc cây phượng vàng mà nay chỉ còn trơ cành nhìn các em chạy nhảy trong giờ ra chơi, nhận ra rằng những đôi mắt trẻ em nếu có yêu thương sẽ luôn trong veo, ngay đôi mắt của cậu bé “Con sẽ đưa phong bì này về cho mệ ngoại vì mệ ngoại nuôi con” cũng trong veo (ba mẹ em qua Lào làm ăn, em và em trai ở cùng bà ngoại).

Tất cả trẻ em đều hiểu ngôn ngữ của tình yêu. Đôi mắt của trẻ em sẽ nói lên nhiều nhất về tình yêu mà người lớn dành cho các em. Tôi đã thấy rất nhiều yêu thương khi nhìn ánh mắt vui mừng của thầy hiệu trưởng, thầy cô trường các em khi đón nhận quà tặng dành cho học sinh trường mình, là giọng nói ấm áp của thầy hiệu trưởng khi gọi các em là “ con”, là sự gần gũi và thương yêu học sinh khi thầy cô kể về hoàn cảnh khó khăn của từng em và niềm vui khi “con trường mình” được cô chú yêu thương.

Tôi thường suy nghĩ như thế nào là một đứa trẻ hạnh phúc, em ấy sống đầy đủ, ăn sung mặc sướng hay là không bị la mắng, đánh đập, sỉ nhục, cô đơn. Ánh mắt trong veo của trẻ em những ngôi trường vùng làng quê mà tôi qua đã cho tôi câu trả lời “Trẻ em luôn cần yêu thương và được yêu thương” là quan trọng nhất. Một đứa trẻ được yêu thương là một đứa trẻ hạnh phúc.

Hãy nhìn vào mắt trẻ em, câu trả lời luôn chính xác.

Xuân An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Return to top