ClockChủ Nhật, 28/10/2018 14:29

Trung Quốc dẫn đầu châu Á về công suất thủy điện

TTH.VN - Trung Quốc dẫn đầu khu vực về công suất thủy điện, tiếp sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ, tờ The Nation ngày 28/10 trích dẫn Báo cáo Tình trạng Thủy điện mới đây cho hay.

Tokyo là thành phố hấp dẫn nhất châu ÁVật liệu xây dựng dẫn đầu bảng xếp hạng tăng trưởng PMI ngành của châu ÁChâu Á cải thiện vị trí trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầuĐại học châu Á tăng hạng danh tiếng toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Wikipedia

Theo báo cáo nói trên, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có mức tăng hàng năm cao nhất về công suất thủy điện, với Trung Quốc đóng góp phần công suất lắp đặt lớn nhất. Hơn 90% công suất được bổ sung trong năm 2017 của khu vực đến từ Trung Quốc, với tổng công suất lắp đặt lên đến 341.190 MW.

Nhật Bản đứng thứ 2 trong khu vực, với công suất lắp đặt là 49.905 MW. Tiếp đó là Ấn Độ, với công suất lắp đặt là 49.382 MW. Tại Ấn Độ, công suất bổ sung đã được đóng góp bởi dự án Teesta III 1.200 MW ở tiểu bang Sikkim.

Đứng ở vị trí ngay sau Ấn độ lần lượt là Việt Nam với công suất lắp đặt là 16.679 MW, và Pakistan với công suất lắp đặt là 7.477 MW.

Tiếp đó là Hàn Quốc và Malaysia, 2 quốc gia có công suất thủy điện lần lượt là 6.489 MW và 6.094 MW. Trong đó, Malaysia đã và đang nỗ lực mở rộng vai trò quan trọng của mình trong việc tạo ra năng lượng của đất nước, đồng thời đáp ứng các mục tiêu chống lại biến đổi khí hậu.

Indonesia được xếp hạng thứ 9 trong khu vực. Tiếp theo là Triều Tiên, quốc gia tạo ra gần 70% lượng điện qua thủy điện, báo cáo trên cho biết.

Xếp hạng sau Triều Tiên là Lào, với công suất thủy điện là 4.984 MW, quốc gia này đang liên tục nỗ lực để tăng cường năng lực thủy điện. Lào xuất khẩu điện sang Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, đồng thời mong muốn cung cấp thủy điện cho Campuchia và Myanmar.

Tiếp theo sau Lào trong bảng xếp hạng là Thái Lan, Philippines và Myanmar.

Ngoài ra, 2 quốc gia Nam Á là Nepal và Bangladesh được xếp hạng thấp nhất trong khu vực, với công suất thủy điện tương đối thấp hơn. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đang nỗ lực nâng cao công suất thủy điện bằng cách thực hiện thêm nhiều dự án.

Thanh Ngân (Lược dịch từ ANN & Data Leads)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top