Thế giới

Trung Quốc, Hàn Quốc cam kết mở cửa rộng hơn theo nội dung hiệp định RCEP

ClockChủ Nhật, 23/01/2022 08:57
TTH.VN - Trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ thực hiện các cam kết cấp cao hơn về tiến trình mở cửa, đồng thời tạo điều kiện tốt hơn để tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

Hàn Quốc mong muốn tăng cường hợp tác, hy vọng Ấn Độ quay lại tham gia RCEPASEAN, Australia cùng quan hệ đối tác chiến lược toàn diệnCác thương vụ tăng cao trong tuần đầu tiên thực thi hiệp định RCEPRCEP sẽ thúc đẩy phát triển thương mạiCampuchia cam kết đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN

Hiệp định RCEP giúp thương mại của các nước thành viên, cũng như của cả khu vực ngày càng phát triển hơn. Ảnh minh họa: Thanh Niên

Hiệp định RCEP ra đời rất đúng lúc, khi các vấn đề như lạm phát gia tăng do Mỹ nới lỏng chính sách tiền tệ, cũng như sự xuất hiện của các rào cản hậu cần toàn cầu và ảnh hưởng của đại dịch gây nên bởi biến thể Omicron hoành hành đang tạo ra những thách thức lớn chưa từng có đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, các chuyên gia lưu ý.

Trong tình huống này, Hiệp định RCEP với sự tham gia của các nước, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giúp đảm bảo các chuỗi công nghiệp trong khu vực, vốn đại diện cho khoảng 20% dân số thế giới, 70% nền kinh tế châu Á và 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

“Với sự hội nhập sâu rộng của hai nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc và chuỗi công nghiệp Đông Á, sau khi RCEP có hiệu lực tại Hàn Quốc, hiệp định sẽ mở rộng và nâng cao hơn nữa các danh mục nội dung và mức giảm thuế, yếu tố có thể cải thiện quan hệ thương mại tự do Trung Quốc - Hàn Quốc”, Xiang Hoayu, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc trả lời phóng viên báo Global Times cho hay.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc và Hàn Quốc cũng là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Năm ngoái, thương mại song phương giữa hai bên đã tăng trưởng ngay cả trong bối cảnh đại dịch, được dự đoán đạt mức cao kỷ lục.

Đối với Hàn Quốc, RCEP sẽ có lợi cho việc thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương sang giai đoạn phát triển chất lượng cao.

Các lĩnh vực sẽ gặt hái thành quả sớm nhất bao gồm điện tử, máy móc, các mặt hàng chống dịch và các ngành nghề sản xuất khác, cũng như hàng tiêu dùng, bao gồm thực phẩm, hàng thủy sản, mỹ phẩm và thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo Trưởng Đại diện văn phòng Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc tại Bắc Kinh Park Min Young, Trung Quốc và Hàn Quốc cần phải tăng cường hơn nữa hợp tác trong chuỗi cung ứng công nghiệp, với Trung Quốc là điểm đến xuất khẩu hàng đầu, đồng thời cũng là thị trường cực kỳ quan trọng đối với hàng hóa của Hàn Quốc.

Được biết, các ngành công nghiệp sản xuất như xe hơi, đặc biệt là xe năng lượng mới, đổi mới công nghệ cao như chip là những lĩnh vực cần nhận được nhiều sự hợp tác sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa giữa hai bên.

Trong một ý kiến có liên quan, Shu Jueting, Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) nhận định, điểm nổi bật quan trọng trong hiệp định RCEP là cung cấp những lợi thế tương ứng và sự hỗ trợ bổ sung về công nghiệp cho toàn khu vực. Hiệp định RCEP đã tạo nên một thị trường thống nhất và những mối quan hệ sâu rộng hơn giữa ngành công nghiệp châu Á - Thái Bình Dương và chuỗi cung ứng, gồm có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong đó, tổng khối lượng thương mại của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm đến 82% tổng thương mại của RCEP.

Hiệp định RCEP đã miễn giảm thuế, tạo nên các thỏa thuận hỗ trợ đầu tư giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Nhật Bản với Hàn Quốc, từ đó khiến chuỗi công nghiệp châu Á - Thái Bình Dương trở nên ngày càng sôi động hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Global Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển

Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), Hàn Quốc sẽ mở rộng các hoạt động của hội đồng hợp tác tài chính quốc tế của quốc gia này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc mở rộng ra nước ngoài của các doanh nghiệp địa phương, cũng như giúp phát triển lĩnh vực tài chính của các quốc gia khác.

Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
Return to top