Thế giới

Trung Quốc hy vọng cùng Nga xây dựng trật tự quốc tế mới

ClockThứ Hai, 16/11/2015 09:48
TTH.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15/11, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, đã tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.  


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Nga Putin tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: THX)

Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thế giới “mới mẻ, vững mạnh, kết nối và hội nhập" cùng với tất cả các thành viên khác trong G-20 khi Trung Quốc giữ chức Chủ tịch luân phiên của tổ chức này vào năm tới.

“Chúng tôi muốn tăng cường trao đổi và hợp tác với Nga trong quá trình tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh của G-20,” Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Putin.

Về phần mình, ông Putin lên tiếng ủng hộ Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy sự hợp tác tài chính và kinh tế quốc tế khi làm Chủ tịch G-20.

Hai nhà lãnh đạo cũng cam kết thắt chặt hợp tác trong khuôn khổ Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, năng lượng và văn hóa.

Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định việc kết nối vành đai kinh tế “Con đường tơ lụa” của Trung Quốc với Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga khởi xướng thành lập.

Cũng trong cuộc gặp này, ông Putin đã nói với ông Tập Cận Bình rằng Nga và Trung Quốc đều cam kết bảo vệ các quy định trong luật pháp quôc tế, có quan điểm tương tự nhau đối với nhiều vấn đề lớn trên thế giới trong khi ông Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng rằng hai nước này có thể cùng nhau thúc đẩy việc hình thành một trật tự quốc tế mới công bằng và hợp lẽ phải hơn.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top