Thế giới

Trung Quốc lộ kế hoạch lập mạng lưới giám sát biển

ClockThứ Bảy, 20/12/2014 13:37
TTH.VN - Báo Khoa học Trung Quốc ngày 19/12 đưa tin Cục Hải dương guốc gia Trung Quốc mới đây đã công bố “Kế hoạch xây dựng mạng giám sát biển toàn quốc (2014-2020)”. Đây là một động thái nữa của Trung Quốc nhằm phục vụ mưu đồ kiểm soát các vùng biển trong khu vực. 

Theo bản kế hoạch, đến năm 2020 Trung Quốc sẽ hoàn thành xây dựng mạng giám sát biển tổng hợp, bước đầu hình thành khả năng giám sát biển cả trên không, trên mặt biển và dưới biển.

Tàu tuần duyên Nhật (trên) bám theo tàu hải giám của Trung Quốc trên vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9.

 

Quy hoạch này được thực hiện nhằm thực hiện tham vọng của Trung Quốc đến năm 2020 sẽ trở thành siêu cường về biển.

Một quan chức của Cục hải dương Trung Quốc tiết lộ, nước này sẽ xây dựng mạng lưới giám sát biển bao trùm toàn bộ khu vực ven bờ, vùng biển ngoài khơi và vùng địa cực.

Để mạng lưới giám sát biển này hoạt động có hiệu quả, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ hoàn thành xây dựng các trạm đài giám sát ở ven biển, đài quan sát trên biển, trạm giám sát trên các đảo, xây dựng hệ thống radar cảnh báo, kết hợp với vệ tinh để bảo đảm giám sát toàn bộ khu vực biển, kể cả việc giám sát dưới đáy biển.

Động thái này của Trung Quốc sẽ gây lo ngại cho các quốc gia có chấp biển với Bắc Kinh, đồng thời sẽ làm căng thẳng ở Biển Đông, Hoa Đông ngày một leo thang.

Bắc Kinh có hàng loạt tranh chấp hàng hải với các quốc gia láng giềng, cụ thể là với Nhật Bản ở Hoa Đông, và với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và đảo Đài Loan ở Biển Đông.

Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có các hành động gây căng thẳng trong khu vực khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông hồi cuối năm ngoái. Trung Quốc đã triển khai trái phép một giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam hồi tháng 5 năm nay và thực hiện công tác cải tạo đất và xây dựng phi pháp trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

 

Theo Dân Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top