Trung Quốc “phá vỡ” ngân hàng ngầm trị giá 64 tỷ USD
TTH.VN - Trung Quốc vừa phát hiện một ngân hàng ngầm lớn nhất quốc gia này, với lượng tiền nắm giữ lên tới 410 tỷ nhân dân tệ (64 tỷ USD) từ các hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp.
Theo tờ People’s Daily, cảnh sát nước này đã tiến hành bắt giữ, tạm giữ, điều tra hơn 370 người có liên quan tới ngân hàng ngầm này tại tỉnh Chiết Giang. Được biết, kể từ tháng 4/2015 tới nay, ngân hàng ngầm này đã tiến hành chuyển tiền và rửa tiền hơn 800 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền đã đóng băng hơn 3.000 tài khoản ngân hàng.
Vụ án này đã làm nổi bật thêm nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát dòng tiền nóng chảy ra bên ngoài (capital outflow). Các hệ thống ngân hàng ngầm đã giúp một số đối tượng chuyển tiền ra nước ngoài, bất chấp việc Đại lục quy định mỗi cư dân không được phép chuyển quá 50.000 USD mỗi năm ra nước ngoài.
“Chính phủ muốn kiềm chế tình trạng dòng tiền chảy ra ngoài và ổn định tỷ giá đồng nhân dân tệ, tuy nhiên dòng tiền này không thể ngăn chặn nếu người dân tin rằng đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục hạ giá”, Xi Junyang, giáo sư tài chính tại Đại học Tài chính – Kinh tế Thượng Hải cho biết.
Bên cạnh đó, một phần lớn số tiền “chảy” ra bên ngoài là từ các quan chức tham nhũng muốn bảo vệ tài sản của mình trước các biện pháp mạnh tay của chính quyền Trung Quốc gần đây.
Nghi phạm hàng đầu là Zhao Mouyi, đã thành lập hơn 10 công ty tại Hong Kong từ năm 2013 tới nay và nhận chuyển hơn 100 tỷ nhân dân tệ thông qua các tài khoản không cư trú, vốn được các công ty nước ngoài tại Trung Quốc sử dụng để chuyển tiền về nước mình.
Cũng theo People’s Daily, Zhao Mouyi đã chuyển trực tiếp nhân dân tệ và đổi sang các ngoại tệ khác tại ngân hàng, bao gồm cả HSBC Holdings Plc tại Hong Kong. HSBC hiện từ chối bình luận về thông tin này.
Theo Đầu tư Chứng khoán
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ