ClockThứ Ba, 13/11/2018 06:39

Trung Quốc: Phạt tới 720 ngàn USD nếu làm giả kết quả kiểm tra vaccine

TTH.VN - Các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc làm sai lệch kết quả kiểm tra hoặc vi phạm các quy tắc khác có thể bị phạt tới 720 ngàn USD theo luật mới được đề xuất sau một vụ bê bối vaccine giả ở nước này, làm dấy lên nhiều lo ngại cho công chúng về tình trạng dược phẩm trong nước, AFP đưa tin.

WHO hối thúc Trung Quốc tăng cường quản lý sau vụ bê bối vaccineThái Lan: Gia tăng số ca tử vong do bệnh dạiVaccine HIV/AIDS thành công trong vòng thử nghiệm đầu tiênLHQ: Hàng triệu trẻ em vẫn không được chủng ngừa

Tháng 7/2018, vụ bê bối vaccine giả bị phát hiện, làm dậy sóng dư luận Trung Quốc. Ảnh: AFP

Hồi tháng 7/2018, vụ bê bối làm giả hồ sơ dữ liệu về thử nghiệm và sản xuất một loại vaccine phòng bệnh dại của công ty công nghệ sinh học Changchun Changsheng - công ty sản xuất dược phẩm hàng đầu Trung Quốc, đã bị phanh phui, khiến dư luận bàng hoàng. Mặc dù các nhà chức trách nói rằng các liều vaccine bị ảnh hưởng không được đưa vào thị trường, nhưng vụ việc cũng gây ra nhiều phẫn nộ từ phía người tiêu dùng.

Theo luật mới được đề xuất, các doanh nghiệp hay cá nhân vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, phân phối và sử dụng vaccine có thể bị phạt tới 5 triệu nhân dân tệ (720.000 USD), bao gồm việc gửi kết quả kiểm tra sai lệch, không thu hồi các lô sản phẩm có vấn đề và "các hành vi bất hợp pháp nghiêm trọng khác".

"Những ai tham gia vào hành vi bất hợp pháp, bao che hoặc đồng loã với những kẻ phạm tội, che giấu sự thật, hoặc cản trở việc điều tra sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng", dự thảo nêu rõ.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có một đạo luật nhắm thẳng đến vaccine, vì trước đó lĩnh vực này do cơ quan quản lý dược phẩm kiểm soát.

Tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã phạt công ty Changchun Changsheng số tiền 1,3 tỷ USD cho vụ bê bối vaccine dại vừa qua. Chủ tịch công ty và 14 người khác liên quan đến vụ việc đã bị bắt giữ, trong khi hơn một chục quan chức ở cấp quốc gia, tỉnh và địa phương bị sa thải, trong đó một số quan chức cấp cao của cơ quan quản lý dược phẩm.

Sau khi vụ việc được đưa ra ánh sáng, chính quyền Trung Quốc tuyên bố tiến hành một cuộc kiểm tra các phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất vaccine trên toàn quốc. Tuy nhiên, vụ việc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng lòng tin của nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc vào các loại thuốc dùng cho con cái mình.

Tháng 8 vừa qua, Ấn Độ ra lệnh thu hồi các loại vaccine dại do Changchun Changsheng sản xuất và phàn nàn rằng chỉ phát hiện các vấn đề này thông qua tin tức trên các phương tiện truyền thông.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & MSN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top