ClockThứ Sáu, 02/02/2018 11:09

Trung Quốc: Thị trường bình đẳng hơn sau 40 năm cải cách

TTH.VN - Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên trong những năm gần đây và do đó cần có một thị trường bình đẳng hơn

Hàn Quốc có thể mất vị thế nhà xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Trung QuốcTrung Quốc khánh thành thêm cầu đáy kính mới ở Trùng KhánhTrung Quốc: Chất lượng không khí xấu nghiêm trọng trong 2 tháng đầu năm 2017Trung Quốc bắt đầu lấy dấu vân tay của du khách nước ngoài

Nhờ công cuộc cải cách và đường lối rộng mở trong 40 năm qua, Trung Quốc đã tiến đến xây dựng một thị trường rộng mở, đó là nhận định của các nhà kinh tế Trung Quốc trong một diễn đàn hôm thứ tư tại Bắc Kinh, giúp giải tỏa những mối quan ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư không thuận lợi tại quốc gia gần 1,4 tỷ dân này.

Trung Quốc vẫn được nhiều nước đánh giá là có môi trường đầu tư và thị trường chưa thật sự bình đẳng. Ảnh: Euractiv

"Chính phủ Trung Quốc không có ý định tạo ra các chính sách không thuận lợi cho đầu tư và các công ty nước ngoài ở Trung Quốc" - Liu Guo'en, giáo sư kinh tế của Khoa Phát triển Quốc gia tại Đại học Bắc Kinh cho biết tại Diễn đàn Nhà Ngoại giao do tờ Global Times tổ chức tại Bắc Kinh vào hôm thứ Tư.

"Các nhà đầu tư nước ngoài chọn Trung Quốc vì thị trường tiềm năng nơi đây, và thị trường này đã trở nên phát triển và công bằng hơn 40 năm trước", ông nói. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên trong những năm gần đây và do đó cần có một thị trường bình đẳng hơn, Liu giải thích. Vì lý do này, "các nhà đầu tư nước ngoài không thể tiếp tục được hưởng những chính sách thuận lợi như họ đã từng có khi đất nước vừa mới cải cách và mở cửa", Liu nói. Thị trường Trung Quốc không thể có "tiêu chuẩn phân biệt đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước", ông nhấn mạnh.

Đại sứ Liên minh Châu âu (EU) tại Trung Quốc Hans Dietmar Schweisgut bày tỏ mối quan tâm về việc tiếp cận, cơ hội và đầu tư bình đẳng cho các công ty nước ngoài ở Trung Quốc và hy vọng Trung Quốc có thể thực hiện những cam kết của mình.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc đã tiến lên giai đoạn tập trung vào tiêu dùng và đổi mới, Schweisgut nói. Điều này có thể khiến quốc gia này bớt cởi mở hơn, ông nói. Nhưng Schweisgut kết luận rằng Trung Quốc đủ linh hoạt để giải quyết vấn đề.

Ông Liu He, thành viên của Bộ Chính trị TW Đảng Cộng sản Trung Quốc và Giám đốc Văn phòng TW về Kinh tế-Tài chính cho biết: "Với tất cả trách nhiệm, tôi cam kết rằng chúng tôi sẽ thực hiện từng cam kết và giải pháp một trong năm nay trong thời gian sớm nhất có thể”.

Trước đó, vào tháng 12/2017, cho rằng nền kinh tế của Đại lục không thực hiện nhiều cải cách cần thiết để vận hành theo quy tắc thị trường, Hoa Kỳ, Nhật Bản và cả EU đều từ chối đề xuất công nhận là nền kinh tế thị trường của Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 16 năm gia nhập WTO của quốc gia này.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ Global Times và Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

TIN MỚI

Return to top