Thế giới

Trung Quốc tiếp tục gây nhiễu, khiến Biển Đông ngày càng căng thẳng

ClockThứ Ba, 30/06/2015 10:27
TTH.VN - Việt Nam cần thận trọng hơn trước động thái mới của Trung Quốc, tự chủ và chủ động đấu tranh bằng ngoại giao và pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình.

Những động thái mới

Vào ngày 16/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết, “Dự án cải tạo đất của Trung Quốc trên một số đảo và đá ngầm ở Trường Sa theo dự kiến sẽ hoàn tất trong những ngày sắp tới”. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng giải thích rằng, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về phòng thủ quân sự, mục đích chính trong hoạt động xây dựng, cải tạo đất của Trung Quốc là để "phục vụ các nhu cầu dân sự và thực hiện tốt hơn các trách nhiệm quốc tế trong khu vực". 

trung quoc tiep tuc gay nhieu, khien bien dong ngay cang cang thang hinh 0
Trung Quốc đang tăng tốc bồi đắp phi pháp tại đá Vành Khăn thuộc Trường Sa (Ảnh: Reuters)

“Sau khi hoàn tất giai đoạn cải tạo đất, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng các công trình để phục vụ các nhu cầu thực tế. Trung Quốc cam kết đi theo con đường phát triển hòa bình và tiếp tục duy trì tự do hàng hải cũng như hòa bình, ổn định ở Biển Đông”, người phát ngôn Lục Khảng nói.

Lời tuyên bố này khiến giới học giả quốc tế hoài nghi, liệu Trung Quốc có dừng việc cải tạo trên Biển Đông trong thời gian ngắn tới và sẽ thực sự duy trì tự do hàng hải cũng như hòa bình trên biển như tuyên bố, hay chỉ là bước đi tiếp theo đầy “tính toán” của Bắc Kinh nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Trong khi dư luận chưa hết xôn xao với động thái trên, thì đáng chú ý ngày 25/6, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 quay trở lại biển Đông và tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ 17 độ, 3,75 phút vĩ Bắc; 109 độ 59,05 phút kinh Đông. Vị trí này thuộc vùng chồng lấn phía nam cửa vịnh Bắc Bộ và phía tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa.

Theo thông tin từ Cục an toàn Hàng hải của Trung Quốc, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại đây từ ngày 25/6 đến ngày 20/8/2015.

Mục đích sâu xa

Có thể thấy, tuyên bố “sắp dừng bồi đắp” được Bắc Kinh đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo cấp cao nước này đang chuẩn bị sang Washington cho Đối thoại thường niên chiến lược Mỹ -Trung lần thứ 7 diễn ra từ ngày 23 và 24/6. Đối thoại này còn để chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới.

Bởi thế, theo Diplomat, tuyên bố “sắp dừng bồi đắp” trước hết nhằm mục đích xoa dịu thế đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington đang ngày càng gia tăng xung quanh vấn đề Biển Đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại giữa 2 nước trong tháng 6 và tháng 9 được thuận lợi. 

Những ngày qua, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh ngừng hành động bồi đắp đảo nói trên, và gọi hành động bồi đắp đảo này là phi pháp, đi ngược lại với Luật pháp quốc tế.

Rõ ràng, những chỉ trích từ giới chức Mỹ cũng có tác động không nhỏ tới quá trình mở rộng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc.

Bên cạnh Mỹ, dư luận thế giới cũng liên tục lên án động thái đơn phương mở rộng đảo nhân tạo của Trung Quốc. Vào lúc này, Trung Quốc có thể đã nhận thấy thế bất lợi của họ, bởi vậy đột ngột tuyên bố “sắp dừng bồi đắp” là để xoa dịu, trấn an dư luận trong giai đoạn trước mắt, nhất là khi tòa án The Hague, Hà Lan, dự kiến tiến hành phiên giải trình về vụ khiếu kiện của Manila đối với Bắc Kinh vào ngày 7/7 tới.

Ngoài ra, một lý do khác liên quan đến điều kiện thời tiết, đó là mùa mưa bão sắp bắt đầu trên Biển Đông. Nếu khăng khăng muốn tiếp tục xây dựng, Bắc Kinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với những diễn biến bất thường của tự nhiên, The Diplomat nhận định.

Tham vọng không thay đổi

Bên cạnh đưa ra thông tin về việc sắp hoàn tất các dự án cải tạo, Trung Quốc còn cho biết sẽ chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian sắp tới. Điều này đồng nghĩa với việc thế trận quân sự trên Biển Đông sẽ thay đổi.

Theo một số báo cáo, Trung Quốc sắp hoàn thành một đường băng dài hơn 3 km trên bãi đá Chữ Thập sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm nay. Giới quan sát đánh giá đường băng này đủ dài để mọi loại phi cơ của Bắc Kinh cất và hạ cánh. 

trung quoc tiep tuc gay nhieu, khien bien dong ngay cang cang thang hinh 1
Đá Chữ Thập của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm và cải tạo đất, xây thành đảo nhân tạo.(Ảnh: CSIS/ IHS Jane’s)

Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng các trạm radar cảnh báo và cơ sở liên lạc lớn tại một số đảo nhân tạo. Nước này còn bị nghi ngờ từng chuyển vũ khí tới đảo tranh chấp.

Các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng việc Trung Quốc xây gì trên các đảo này và vận hành chúng như thế nào sẽ cho thấy Bắc Kinh có mục đích hòa bình hay gây chiến. Những động thái quân sự hóa gần đây của Bắc Kinh cho thấy vế sau của nhận định nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực.

Ông Rick Fisher, nhà nghiên cứu lâu năm về các vấn đề quân sự ở châu Á, dự đoán khi hoàn thành việc xây dựng các căn cứ mới ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ triển khai hải quân và không quân tại đây và gia tăng sức ép quân sự trên các vùng biển tranh chấp.

Bà Mira Rapp Hooper- chuyên gia về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, tuyên bố của Trung Quốc ngừng xây dựng chỉ nhằm mục đích “giảm nhiệt” chứ không làm thay đổi chính sách bành trướng của Trung Quốc đối với Biển Đông.  

The Diplomat nhận định, việc tuyên bố sắp ngừng mở rộng đảo chỉ là cách để nước này quay lại bước “trấn an” trong thời gian ngắn. Khi mối quan hệ với láng giềng bắt đầu ổn định và tốt dần lên, Bắc Kinh sẽ lại trở về với cải tạo và xây dựng, thậm chí với tốc độ còn nhanh hơn trước. Đến lúc ấy, sự việc thực sự sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều so với bây giờ.

Cần thận trọng hơn

Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) cho biết giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động tại mỏ Lăng Thủy có tọa độ 17 độ 3,75 phút vĩ Bắc, 109 độ 59,05 phút kinh Đông, thuộc vùng biển phía nam cửa vịnh Bắc bộ và phía tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa.

MSA cũng yêu cầu tàu bè di chuyển trên vùng biển này tránh xa vị trí giàn khoan Hải Dương 981 từ 2km trở lên để đảm bảo an toàn cho hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan. 

trung quoc tiep tuc gay nhieu, khien bien dong ngay cang cang thang hinh 2
Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 (Đồ họa: V.Thái - V.Anh - T.Thiên/ Tuổi trẻ) 

Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam, Tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao, cho biết giàn khoan Hải Dương 981 đang dịch chuyển sát phía bắc vùng trung tuyến giả định giữa Việt Nam và Trung Quốc.

“Hiện nay các lực lượng của ta đang theo dõi sát sao. Theo quy định của luật pháp quốc tế, nếu giàn khoan này di chuyển vô hại thì mình không được ngăn cản” - Tiến sĩ Thái khẳng định.

Ông cũng cho biết theo quy định, hành lang an toàn chỉ có 500m nhưng Trung Quốc lại cấm tàu bè di chuyển cách xa 2km là sai.

“Hơn nữa đây là khu vực chưa phân định ranh giới biển, Trung Quốc cũng công nhận khu vực này có chồng lấn nên họ phải tôn trọng, không được làm phức tạp thêm tình hình” - Tiến sĩ Thái nhấn mạnh.

Theo Reuters, Việt Nam cần thận trọng hơn trước những động thái mới của Trung Quốc, tự chủ, chủ động đấu tranh và không hoàn toàn phụ thuộc vào bất kỳ nước nào, tận dụng sức mạnh ngoại giao và pháp lý để khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình trên Biển Đông.

Phương Chi (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top