Thế giới

Trung Quốc và ASEAN chung tay thúc đẩy “khoảnh khắc châu Á” trong quản trị toàn cầu

ClockThứ Sáu, 25/11/2022 14:14
TTH.VN - Từ ngày 14 - 19/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự Hội nghị Cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 17 diễn ra tại Bali (Indonesia) và Hội nghị các nhà lãnh đạo Kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 diễn ra tại Bangkok (Thái Lan).

Chủ nghĩa đa phương cần thiết để giảm nhẹ căng thẳng địa chính trịASEAN-Trung Quốc: Kêu gọi đảm bảo an ninh lương thực toàn cầuCampuchia triển khai 10.000 nhân viên an ninh phục vụ hội nghị ASEANMỹ cam kết lâu dài với châu ÁIMF: Chia rẽ thương mại có thể khiến kinh tế toàn cầu tổn thất 1,4 nghìn tỷ USD

Trung Quốc và ASEAN đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác cho một cộng đồng với tương lai chung. Ảnh minh họa: Congthuong.vn/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tham dự các sự kiện đa phương sau khi tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phản ánh đầy đủ tầm quan trọng to lớn mà Trung Quốc dành cho quan hệ với Indonesia, Thái Lan và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Từ Bali đến Bangkok, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham gia hơn 30 sự kiện song phương và đa phương, đồng thời đưa ra hàng loạt sáng kiến lớn và biện pháp hợp tác tích cực. Trung Quốc và các nước trong khu vực, bao gồm cả ASEAN, đã thúc đẩy để tiếng nói của châu Á được lắng nghe và đóng góp trí tuệ châu Á cho tiến trình quản trị khu vực và toàn cầu, qua đó cùng nhau mang đến một “khoảnh khắc châu Á” tuyệt vời.

Trong bối cảnh những thay đổi toàn cầu đang tăng tốc và đại dịch kéo dài, cùng với nền kinh tế thế giới đang trên đà đi xuống, sự phát triển toàn cầu đang bị bao vây bởi những thách thức mới, G20, với tư cách là diễn đàn chính cho hợp tác kinh tế quốc tế đã gánh vác một trách nhiệm to lớn. Trong đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tất cả các nước thực hiện tầm nhìn về một cộng đồng có tương lai chung cho nhân loại, thúc đẩy sự phát triển toàn cầu trở nên toàn diện hơn, có lợi cho tất cả mọi người, cùng với đó là đẩy mạnh một cộng đồng kiên cường hơn để cùng nhau giải quyết những vấn đề trong thời đại, vượt qua khó khăn và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cùng nhau.

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng, không thể nào có sự thịnh vượng và ổn định trong một thế giới mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, tức người giàu càng giàu hơn và người nghèo lại càng túng thiếu. Hiện đại hóa không phải là đặc quyền dành riêng cho bất kỳ quốc gia nào. Những người đi trước trong sự phát triển nên chân thành giúp đỡ những người khác cũng đạt được sự phát triển.

Trước bối cảnh này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đề xuất xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu để phục hồi kinh tế và Sáng kiến Hợp tác Quốc tế về An ninh Lương thực Toàn cầu, cùng với đó là ủng hộ rõ ràng việc Liên minh châu Phi (AU) tham gia Nhóm G20.

Tại diễn đàn lớn về hợp tác kinh tế quốc tế này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tập trung vào chủ đề lớn là phát triển, phản ánh nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có các nước ASEAN, cũng như nhân dân các nước, thể hiện vai trò của Trung Quốc là cường quốc trong việc dẫn dắt hợp tác toàn cầu đi đúng hướng.

Được biết, Trung Quốc đề xuất Sáng kiến phát triển toàn cầu (GDI) để chung tay cùng các nước tập trung thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Vị lãnh đạo cho biết, Trung Quốc rất vui khi thấy các nước ASEAN phản ứng tích cực với sáng kiến này và ủng hộ sức mạnh tổng hợp giữa GDI và các sáng kiến liên quan của ASEAN. Trong tương lai, Trung Quốc và ASEAN nhất định sẽ dẫn dắt và làm gương cho sự phát triển chung của toàn cầu.

Bên cạnh đó, APEC là nền tảng hợp tác kinh tế quan trọng nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh tại Diễn đàn APEC rằng, trong nhiều thập kỷ qua, hợp tác kinh tế mạnh mẽ trong khu vực đã tạo nên một “kỳ tích châu Á - Thái Bình Dương” được cả thế giới ngưỡng mộ. Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương đã ăn sâu vào lòng người dân.

Ngày này, thế giới đã bước sang một ngã rẽ lịch sử khác và điều này càng làm cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở nên quan trọng và nổi bật hơn trong vị thế và vai trò của mình.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã đúc kết kinh nghiệm và nguồn cảm hứng từ “phép màu châu Á - Thái Bình Dương” và đưa ra ý tưởng quan trọng về việc xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương với tương lai chung, mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho tất cả mọi người, một cộng đồng sạch đẹp và là nơi tất cả đều sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, qua đó chỉ ra phương hướng và con đường cho sự phát triển của khu vực trong tương lai.

Trung Quốc đã làm việc với ASEAN để thúc đẩy việc ký kết và có hiệu lực của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đồng thời nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA). Trung Quốc và ASEAN đều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đều là những người triển khai và thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực.

Tất cả đều tin tưởng rằng, với nỗ lực chung của cả hai bên, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất và sôi động nhất thế giới, tiếp tục thúc đẩy kinh tế thế giới tiến lên.

Trong đó, Trung Quốc và Indonesia đã ký Kế hoạch hành động 5 năm mới nhằm tăng cường Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Cùng lúc, Trung Quốc và Thái Lan cũng ký kết hành động chung về hợp tác chiến lược. Một mô hình hợp tác cấp cao mới đã được xây dựng.

Những điều này chắc chắn sẽ trở thành những tấm gương sáng cho quá trình xây dựng một cộng đồng với tương lai chung giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng như giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, cũng tập hợp các lực lượng quốc tế rộng lớn hơn để xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho toàn nhân loại.

Theo thống kê, trong 3 năm qua, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng trưởng mạnh. Hai bên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau, với thương mại hai chiều đạt 798,4 tỷ USD ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2022, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, hai bên cũng tuyên bố chính thức khởi động đàm phán về vòng nâng cấp mới của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc, điều này sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng và mức độ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Với nhiều hạng mục, chương trình hợp tác khác, trong thời gian tới, Trung Quốc và ASEAN cần tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, tin cậy lẫn nhau và cùng chia sẻ lợi ích, cùng thúc đẩy phát triển bền vững, tiến tới hiện đại hóa, xây dựng một mái nhà hòa bình, an toàn và an ninh, thịnh vượng, tươi đẹp và hữu nghị, cũng như tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và tiếp tục vẽ ra những chương mới trong quá trình xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - ASEAN với tương lai chung.

Đan Lê (Lược dịch từ The Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top