ClockThứ Sáu, 08/05/2020 06:35

Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế khi lập đơn vị hành chính bằng xâm chiếm lãnh thổ nước khác

TTH - Năm 1956, Trung Quốc đánh chiếm các đảo phía đông Hoàng Sa, đến tháng 1/1974 đánh chiếm các đảo còn lại từ tay quân đội ngụy Sài Gòn và tiếp tục chiếm giữ trái phép từ đó đến nay.

Hạ viện Mỹ: Hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt NamTàu khu trục Mỹ tiến sát đảo nhân tạo, Trung Quốc nói Mỹ "khiêu khích"Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Ngày 18/4/2020, Trung Quốc thành lập cái gọi là "quận Nam Sa" và "quận Tây Sa", trực thuộc "thành phố Tam Sa". Đây là thành phố mà Trung Quốc công bố từ năm 2012, xem như đơn vị hành chính quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Những hành động đó của Trung Quốc đã vi phạm Hiến chương Liên Hợp quốc (LHQ), Tuyên bố Nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông và những luật pháp quốc tế khác.

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ra khơi đánh bắt thủy sản trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Tuoitre.vn

Vi phạm Hiến chương và Tuyên bố LHQ 1970

Với rất nhiều bằng chứng và cứ liệu lịch sử, pháp lý thì Trung Quốc chưa hề sở hữu 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và dĩ nhiên chưa bao giờ có chủ quyền thực sự. Hoàng Sa là quần đảo thuộc Việt Nam.

Năm 1956, Trung Quốc đánh chiếm các đảo phía đông Hoàng Sa, đến tháng 1/1974 đánh chiếm các đảo còn lại từ tay quân đội ngụy Sài Gòn và tiếp tục chiếm giữ trái phép từ đó đến nay. Tư liệu lịch sử và những nhân chứng trong trận hải chiến năm đó đã xác nhận sự áp đảo của quân đội Trung Quốc nhằm tấn công đánh chiếm bằng được Hoàng Sa.

Trường Sa là quần đảo lớn của Việt Nam, có nhiều đảo nhất ở Biển Đông. Hiện Việt Nam đang làm chủ 21 đảo; phía Trung Quốc đang chiếm 7 đảo, phần lớn là đảo đá và đảo chìm, trong đó có đảo Gạc Ma bị Trung Quốc tấn công cưỡng chiếm tháng 3/1988. Cùng với đó, Trung Quốc cũng đã dùng lực lượng quân sự để tấn công chiếm một số đảo do Malaysia và Philippines đang đóng quân.

Ngày 24/10/1970, LHQ đã ra “Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ”. Đây được coi là văn bản bổ sung, phát triển đầy đủ Hiến chương LHQ đã được ký kết ngày 26/6/1945. Tuyên bố xác định rõ: “Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực được công nhận là hợp pháp”. Từ đó có thể khẳng định, việc Trung Quốc công bố đơn vị hành chính, nói cách khác là tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là bất hợp pháp, vi phạm Hiến chương LHQ.

Nhìn lại quá khứ nhiều năm trước thì cả 2 quần đảo này đều bị Trung Quốc dùng quân sự để cưỡng chiếm bất hợp pháp. Không có đảo nào thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ trước hoặc bị nước khác chiếm đóng mà Trung Quốc phải “phản công lấy lại” như người phát ngôn của họ đã nêu ra. Tuyên bố của LHQ năm 1970 nêu rõ: “Lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của LHQ”. Việc Trung Quốc dùng vũ lực để tấn công, chiếm giữ các đảo trong 2 quần đảo là thực tế đã diễn ra. Những hành động đó đã bị các nước lên án và sự phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam. Bộ Ngoại giao và truyền thông Trung Quốc cho rằng việc chiếm lại các đảo vì “chủ quyền không thể chối cãi”, nhưng trên thực tế họ không đưa ra được bằng chứng lịch sử cụ thể. Những tuyên bố đó chẳng qua là bao biện, đánh lạc hướng dư luận quốc tế, lừa dối người dân trong nước cho hành vi trái phép.

Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng và cải tạo thành đảo nhân tạo phi pháp. Ảnh: NLD/.com.vn

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và công lý

Mục 3, Điều 2 Hiến chương LHQ nêu rõ: “Tất cả các thành viên LHQ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình quốc tế và công lý”. Giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đã có nhiều thỏa thuận song phương và đa phương trong giải quyết vấn đề tranh chấp. Có giá trị pháp lý nhất là “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông”(DOC)ký kết ngày 4/11/2002 tại Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Đây được coi là văn bản chính trị đầu tiên mà các bên đạt được liên quan đến giải quyết vấn đề phức tạp ở Biển Đông. Trong đó quan trọng nhất là điều khoản thể hiện: “Các bên cam kết các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương LHQ và Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982”. Đồng thời “các nước công nhận những nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh quan hệ nhà nước với nhà nước”. Các bên cũng “thỏa thuận và từng bước đàm phán, tiến tới ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Trung Quốc luôn luôn vi phạm, tạo những động thái tạo thế có lợi trong đàm phán, cố tình kéo dài thời gian.

Từ khi ký Tuyên bố DOC đến nay, tình hình phức tạp không những không giảm mà có thời điểm căng thẳng lại tăng lên. Năm 2009, Trung Quốc trình lên LHQ đòi hỏi sở hữu trên Biển Đông về cái gọi là “đường gấp khúc 9 đoạn” hay là “đường lưỡi bò”. Với bản đồ đưa ra thì đường biên giới trên biển của Trung Quốc chiếm 80% Biển Đông, xâm phạm sâu vào lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước ASEAN ven biển. Trung Quốc dựa vào đó để đưa ra đòi hỏi biên giới trên biển là không có căn cứ khoa học và pháp lý quốc tế. Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) quy định lãnh hải của các quốc gia ven biển là 200 hải lý, quy định này đã bị Trung Quốc tự ý phá vỡ theo “đường lưỡi bò” mà họ vẽ ra. Cứ như theo lý lẽ này thì có nhiều vùng biển, đảo nằm bên trong “đường lưỡi bò” tương lai sẽ trở thành những địa danh, đơn vị hành chính của Trung Quốc?! Đó là đòi hỏi hết sức vô lý trong quan hệ quốc tế.

Dùng vũ lực xâm phạm lãnh thổ nước khác là hành động trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế. Xâm chiếm lãnh thổ của nước khác rồi biến thành đơn vị hành chính của mình như Trung Quốc đã làm vừa qua là hành động không thể chấp nhận. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta đã nhiều lần tuyên bố.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế đình trệ, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn cuộc sống độc thân

Cô Chai Wanrou, nhà sáng tạo nội dung làm việc tự do ở thành phố Tây An, Trung Quốc, cho rằng hôn nhân mở ra một cuộc sống không công bằng với phụ nữ. Giống như nhiều phụ nữ trẻ ở Trung Quốc, cô là một phần của phong trào tôn thờ chủ nghĩa độc thân, định hướng một tương lai “không chồng, không con” - đặt ra một thách thức mà mà chính phủ có thể phải đối mặt.

Kinh tế đình trệ, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn cuộc sống độc thân
ADB: Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mặc dù tổng thương mại của một số nước với Trung Quốc đã giảm, nhưng sự tham gia và tầm quan trọng của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu vẫn không hề suy giảm, và Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.

ADB Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới

TIN MỚI

Return to top