ClockChủ Nhật, 27/08/2017 07:43

Trung tâm & “lực hút - lực đẩy”

TTH - Đã là trung tâm, thường nó sinh ra hai lực: “lực hút và lực đẩy”.

Ví dụ như trung tâm tài chính. Đã gọi là trung tâm tài chính ắt hẳn nó phải tập trung nhiều ngân hàng, các công ty cung cấp tài chính với một nguồn tiền rất lớn. Nó có một sức mạnh đặc biệt hút một dòng tiền rất lớn chảy vào đây. Rồi từ đó, dòng tiền lại được “đẩy” đi rất nhiều nơi để cung cấp cho nền kinh tế.

Không có những điều kiện như vừa nêu, khó thể gọi một nơi nào đó là trung tâm tài chính.

Dĩ nhiên, để trở thành trung tâm, nơi đó phải có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội nhất định; thậm chí là điều kiện địa chính trị. Và nó phải được hình thành qua thời gian, tức là không có chuyện tự nhiên mà có hoặc phụ thuộc vào ý muốn của một ai đó.

Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là một trung tâm kinh tế của khu vực phía nam và của cả nước, thông qua tỷ lệ đóng góp lớn vào GDP quốc gia. Nhìn nhận những yếu tố để được gọi là trung tâm như nói trên, chúng ta thấy TP. Hồ  Chí Minh hình thành hai lực hút và đẩy rất rõ ràng. Với đặc điểm và lịch sử hình thành phát triển, TP. Hồ Chí Minh có một sức hút rất lớn về tài chính và nguồn nhân lực. Nhờ những yếu tố này TP. Hồ Chí Minh phát triển rất mạnh. Sự phát triển này đến một lúc đã tạo ra một lực đẩy, tức là sức lan tỏa để phát triển những vùng chung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Xa hơn nữa là Bình Thuận, Đà Lạt… Nếu không có sức mạnh kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và sự lan tỏa từ đây, chưa chắc các tỉnh nói trên đã có tốc độ phát triển như bây giờ.

Tương tự, thủ đô Hà Nội có một vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là những tỉnh, thành ven Hà Nội.

Với cách nhìn nhận như nói trên, Huế có đủ các yếu tố để chí ít, gọi là trung tâm về giáo dục và y tế chuyên sâu (Huế còn được mệnh danh là nhiều trung tâm khác nữa nhưng xin không đề cập ở đây).

Từ lâu, Huế đã là nơi hình thành các trường đại học và ngày càng bổ sung nhiều ngành đào tạo để đến thời điểm này, hầu như các ngành nghề đào tạo đã được bao phủ các lĩnh vực. Hàng năm Đại học Huế đào tạo hàng chục ngàn sinh viên. Nguồn nhân lực được đào tạo từ đây cung cấp cho cả nước, nhất là khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Có thời điểm như những năm sau ngày đất nước thống nhất, Huế đã cung cấp một tỷ lệ rất lớn nguồn nhân lực cho 2 ngành giáo dục và y tế khu vực này.

Ở lĩnh vực y tế, với đặc điểm hình thành sớm, gồm có Trường đại học Y Dược và Bệnh viện Trung ương Huế, mọi phương pháp điều trị y học kỹ thuật cao, tiên tiến của thế giới được tiếp nhận, triển khai. Cùng với hệ thống y tế “dày đặc” của Trường đại học Y Dược, Bệnh viện Quốc tế và các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, các bệnh viện tư nhân đã hình thành một trung tâm y tế mạnh của cả nước. Riêng lĩnh vực y học, Huế xứng đáng là đầu tàu của miền Trung. Trường đại học Y Dược Huế hàng năm cung cấp ra “thị trường” một nguồn nhân lực rất lớn với chất lượng cao. Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn không chính thức, chúng ta hay nghe chuyện “chảy máu chất xám”, tức là một nguồn nhân lực chất lượng cao dịch chuyển đi nơi khác. Điều này là chuyện bình thường đối với một trung tâm. Hay nói cách khác, đã là trung tâm thì nó phải có lực hút và lực đẩy. Ở đây là nguồn nhân lực. Không có việc gì phải lo lắng về chuyện này. Thậm chí có thể lấy đó làm mừng vì chúng ta luôn luôn có một nguồn nhân lực chất lượng, sẵn sàng thay đổi và thích ứng. Nghĩa là một thị trường nhân lực năng động.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới
Return to top