ClockChủ Nhật, 10/05/2020 17:22

Trước thềm Hội nghị Trung ương: Ràng buộc trách nhiệm của người đề cử

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng công tác cán bộ phải nói đến trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự.

Hội nghị TƯ 12: Chuẩn bị tốt nhân sự cho nhiệm kỳ mớiChiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - Sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đạiĐề cao tính chủ động, sáng tạo của cấp ủy cơ sởĐường lớn đã mởVì dân nên dân đồng lòngThương hiệu cho cá đầm phá Tam Giang - Cầu HaiHội nghị Tỉnh ủy phiên bất thường bằng hình thức trực tuyến

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Công tác cán bộ đóng vai trò then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Trong lịch sử của mình, Đảng ta luôn quan tâm tìm người tài - đức bổ sung cho đội ngũ rèn luyện, bố trí vào các vị trí lãnh đạo hệ thống chính trị các cấp. Việc đề cử, tiến cử cán bộ là rất quan trọng. Bởi vậy, ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đề cử, tiến cử cán bộ là điểm mấu chốt trong công tác nhân sự để thực sự tìm được cán bộ có đức, có tài vào bộ máy lãnh đạo các cấp và ở Trung ương.

“Lần này có khi phải nhấn mạnh trách nhiệm của người giới thiệu…."

Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc vừa diễn ra, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Công tác cán bộ nói chung và công tác nhân sự Đại hội nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng cũng cực kỳ phức tạp, khó khăn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đề xuất, giới thiệu nhân sự: “Xem giới thiệu ai qua đó cũng hiểu người đó. Tôi giới thiệu ông A, tôi giới thiệu ông B là nhìn anh xem anh thế nào? Người thân quen hay cho quà cáp, lại thân thiết, tán tỉnh nịnh cho ba câu thích giới thiệu... Ngay từ khâu giới thiệu ban đầu, không thật sự công tâm, khách quan. Cái này chắc trong cuộc sống không phải không có, chưa dám nói là “cánh hẩu”, yêu thích hay không thích. Trường hợp không biết thì đã đành”.

Đại sứ, Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định: Lần đầu tiên Người đứng đầu Đảng đề cập đến trách nhiệm người đề cử, tiến cử, đây là cách tiếp cận rất đúng xây dựng có đội ngũ cán bộ có Tâm và Tài: “Nhiều khóa trước đã đề cử lên cán bộ sau này không đáp ứng yêu cầu, thậm chí vào vòng lao lý. Người tiến cử rất quan trọng, tiến cử đúng thì được cán bộ giỏi, nếu tiến cử sai có hại cho đất nước. Cho nên phải có trách nhiệm trong việc tiến cử cán bộ. Đặt vấn đề rất đúng, tăng trách nhiệm không chỉ bản thân người đó mà bản thân cơ quan tiến cử đã xảy ra trường hợp tiến cử không đúng yêu cầu”.

Mấu chốt trong công tác nhân sự chuẩn bị Đại hội là ràng buộc chặt trách nhiệm của người đề cử, giới thiệu cán bộ. Bởi lẽ, trong một tập thể, không phải đồng loạt từng đấy con người cùng giơ tay giới thiệu một người, mà phải có một người đề xuất, khởi xướng. Người đề cử, tiến cử phải có thời gian gắn bó với người được đề cử, tiến cử. Họ phải hiểu rõ hơn hết tài năng, đức đạo của người được đề cử, tiến cử chứ không phải giới thiệu một cách vu vơ, thân hữu hoặc trực hệ, thậm chí “mua bán chức vụ” rồi sau đó có hậu quả thì đổ lỗi cho tập thể. Vấn đề là làm sao tách ra được trách nhiệm cá nhân trong trách nhiệm tập thể.

Người đề cử nên viết bằng văn bản chịu trách nhiệm?

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị: người đề cử, tiến cử phải có trách nhiệm về phẩm chất đạo đức của đồng chí mà mình giới thiệu: “Tôi đề nghị chính đồng chí đó phải viết bằng văn bản và chịu trách nhiệm đánh giá về phẩm chất đạo đức của đồng chí mà mình giới thiệu, ký vào. Hiện nay người giới thiệu là Bí thư tỉnh ủy đưa thường vụ. Thường vụ nhất trí hết, rồi đổ tập thể thì “hoà cả làng”. Nhưng ý kiến đầu tiên ai đề xuất? Người đề xuất đầu tiên phải có văn bản. Như thời xưa, giới thiệu vào Trung ương đâu phải chỉ có Ban tổ chức đâu, các Ủy viên Trung ương, ai giới thiệu phải viết văn bản, chịu trách nhiệm về mình giới thiệu”.

Cũng phải thấy rằng, người được đề cử phải tự xem mình so với tiêu chuẩn, điều kiện của Đảng. Tiêu chuẩn, điều kiện để giữ vị trí đó đòi hỏi năng lực đào tạo, chuyên môn, hiểu biết và khả năng lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ như thế nào? Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi khẳng định: Những người không hội tụ được những tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực chuyên môn không nên tự ứng cử. Người được giới thiệu mà không làm được việc thì người đề cử phải có trách nhiệm đối với Đảng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng: “Người ứng cử thì đương nhiên phải xem xét mình có đủ năng lực hay không? Nhưng người đề cử người khác phải có trách nhiệm, đừng có chuyện vì anh em vì bạn bè mà đề cử. Đề cử người ta lên không làm được thì người đề cử phải có trách nhiệm đối với Đảng. Đảng của chúng ta nói rằng: muốn tham gia vị trí lãnh đạo thì phải được giới thiệu của Cấp uỷ. Là đảng viên, phải biết rằng anh có đủ tuổi để ứng cử hay không anh? Có đủ năng lực để giữ vị trí việc làm đó hay không? Và đào tạo chuyên ngành đó hay không? Chứ đâu phải cán bộ cái gì cũng giỏi”

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, phải xác định rõ yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, nhưng trước hết phải bảo đảm tiêu chuẩn. Trong mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng thì chất lượng là quan trọng. Phải làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Tổ quốc với Đảng,  với nhân dân, vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược, có cả đức và tài. Trong quá trình lựa chọn ấy, trách nhiệm của người đề cử, tiến cử cán bộ vào vị trí lãnh đạo chủ chốt ở Trung ương và địa phương phải được nhấn mạnh hàng đầu.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ

Tuổi trẻ bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh trên hai tuyến biên giới phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tích cực tham gia có hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới, góp phần quan trọng xây dựng biên giới giàu đẹp.

Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ
Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông

Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho thanh, thiếu niên được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế triển khai với đa dạng hình thức, góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và mỗi người dân về việc chấp hành pháp luật giao thông.

Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Tiếp cận, sử dụng mạng xã hội (MXH) là quyền và nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức. Tuy nhiên, MXH là “mạng ảo” bên cạnh những thông tin chính thống, tích cực là các luồng thông tin xấu độc, phản cảm, vi phạm pháp luật đòi hỏi mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần có ý thức trách nhiệm chuẩn mực, đấu tranh phản biện tích cực khi tham gia MXH.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

TIN MỚI

Return to top