Thế giới

Trước thềm Thượng đỉnh, ông Trump giảm đóng góp tài chính cho NATO

ClockThứ Năm, 28/11/2019 15:47
Việc Mỹ cắt giảm đóng góp tài chính cho NATO trước thềm Thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập phủ bóng lên những chia rẽ vốn có trong liên minh này.

Mỹ hối thúc chia sẻ gánh nặng tài chính giữa các thành viên NATOLiên minh phòng thủ châu Âu chính thức ra mắt tại Paris'NATO là một trong các trụ cột đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ'Tổng thống Mỹ đề nghị NATO tăng mức chi tiêu quân sự lên 4% GDP

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN

Theo một số quan chức Mỹ và NATO, chính quyền Tổng thống Trump đã cắt giảm đáng kể nguồn ngân sách chung dành cho NATO - một động thái tiếp tục đặt câu hỏi về cam kết của ông Trump đối với liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương này trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ chuẩn bị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập NATO ở London, Vương quốc Anh vào tuần sau.

Trước đó, Mỹ cung cấp 22% ngân sách trực tiếp của NATO, bao gồm các chi phí duy trì hoạt động các cơ quan tại trụ sở, đầu tư vào an ninh chung và một số chiến dịch quân sự phối hợp khác của liên minh quân sự này.

Đây chủ yếu là một động thái mang tính biểu tượng bởi ngân sách trực tiếp của NATO tương đối nhỏ, khoảng 2,5 tỷ USD và tách riêng từ nguồn ngân sách quốc phòng mà các quốc gia đóng góp, vốn đang được NATO yêu cầu duy trì ở mức 2% GDP của mỗi quốc gia.

Các quan chức quốc phòng Mỹ nhận định với CNN rằng chính quyền Tổng thống Trump đã giảm đóng góp cho NATO xuống còn 16%, con số khiến Washington gần ngang hàng với Berline khi Đức đóng góp 14,8%, bất chấp việc Mỹ là nền kinh tế lớn hơn.

Tổng thống Trump từng chỉ trích các đồng minh NATO trong một thời gian dài, đặc biệt là Đức khi nước này không đáp ứng được mức 2% chi tiêu quốc phòng NATO, giữa bối cảnh chỉ có 8 trong số 29 thành viên của khối đáp ứng được. Tất cả các quốc gia thành viên đều cam kết đạt mức 2% vào năm 2024 nhưng không có quốc gia nào hiện nay có kế hoạch thực hiện mục tiêu này. Dù vậy, các thành viên của NATO đã tăng đáng kể chi phí quốc phòng những năm gần đây.

Các quan chức NATO, trong đó có cả Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã cam kết với ông Trump về việc tăng ngân sách quốc phòng mà theo đó khối này đã tăng thêm 100 tỷ USD từ năm 2014, đồng thời cũng thừa nhận rằng việc gia tăng mối đe dọa từ Nga sau khi sáp nhập Crimea và các nhân tố khác là động lực cho việc các quốc gia thành viên tăng thêm chi phí cho quốc phòng.

"Tất cả các đồng minh đã nhất trí với nguyên tắc chia sẻ chi phí quốc phòng mới. Theo nguyên tắc này, chi phí của hầu hết các nước châu Âu và Canada sẽ tăng lên trong khi chi phí của Mỹ giảm xuống. Đây là một minh chứng quan trọng cho thấy cam kết của các đồng minh với liên minh nhằm chia sẻ gánh nặng ngân sách công bằng hơn", một quan chức NATO nhận định với CNN.

Quan chức NATO cũng nhận định với CNN rằng nguyên tắc mới trên đã được nhất trí trong tuần này. 

Trong khi đó, quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết khoản tiền mà Washington đóng góp sẽ được sử dụng cho các hoạt động quân sự và an ninh của Mỹ ở châu Âu, trong đó có các chương trình ở những quốc gia không phải là thành viên NATO như Ukraine và Georgia.

Các nước thành viên đóng góp cho các khoản ngân sách của NATO theo các nguyên tắc chia sẻ chi phí đã được nhất trí dựa trên GDP của từng nước.

Ngân sách dân sự của NATO cho năm 2019 là 260,5 triệu USD, chủ yếu được sử dụng để trả cho việc vận hành các cơ quan tại trụ sở của Liên minh này ở Bỉ và các chi phí hành chính khác.

Ngân sách quân sự của NATO năm 2019 là 1,56 tỷ USD, được sử dụng để tiến hành một số chiến dịch chung và trung tâm chỉ huy chiến lược của NATO, cũng như các hoạt động huấn luyện và nghiên cứu. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần trong tổng chi phí quốc phòng của các nước thành viên, khoản ngân sách mà NATO ước tính là 1.000 tỷ USD trong năm 2019.

Liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương này cũng có một khoản ngân sách chung dành cho Chương trình Đầu tư An ninh NATO được dùng để chi trả cho các hoạt động xây dựng, chỉ huy và đầu tư vào hệ thống kiểm soát. Ngân sách cho chương trình này năm 2019 là 770 triệu USD.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip
Return to top