ClockThứ Tư, 27/05/2020 14:17

Trường ĐH Nông lâm có thể phối hợp, tham gia các chương trình của Bộ NN&PTNT

TTH.VN - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam tại buổi làm việc của Đoàn công tác Bộ NN&PTNT với Trường đại học (ĐH) Nông lâm, ĐH Huế vào ngày 27/5. Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Doanh nghiệp tuyển giám đốc tại ngày hội tuyển dụng sinh viênThương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệHỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (thứ hai, trái sang) cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (ngoài cùng, bên trái) tham quan một số sản phẩm về khoa học công nghệ của Trường ĐH Nông lâm

Đại diện Trường ĐH Nông lâm chia sẻ, bên cạnh mặt tích cực, trường vẫn còn hạn chế trong hợp tác với các đơn vị của Bộ NN&PTNT, nhất là hạn chế tiếp cận được các nguồn hỗ trợ và thông tin từ Bộ NN&PTNT về đào tạo và khoa học công nghệ. Qua đó, nhà trường đề xuất hợp tác với các đơn vị của Bộ về: Hợp tác tư vấn, triển khai chương trình OCOP tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Hợp tác triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông thôn tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Đào tạo nghề, xây dựng hình thái tổ chức sản xuất cho nông dân và tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ; Chương trình đào tạo theo đặt hàng; Tăng cường tham gia vào các sự kiện về nông nghiệp và phát triển nông thôn của Bộ NN&PTNT để mở rộng mạng lưới liên kết.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng Trường ĐH Nông lâm có đội ngũ cán bộ tốt, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Tỉnh Thừa Thiên Huế rất nỗ lực trong các chương trình xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo và các kết quả đạt được có vai trò đồng hành của Trường ĐH Nông lâm.

Lãnh đạo Trường ĐH Nông lâm ký kết hợp tác với các đơn vị của đoàn công tác Bộ NN&PTNT

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, cơ bản ủng hộ các đề xuất, kiến nghị của trường nhưng giữa các bên cần có sự phối hợp, trao đổi kỹ hơn để hợp tác hiệu quả. Đội ngũ lực lượng khoa học của Trường ĐH Nông lâm rất có tiềm lực để trợ các địa phương miền Trung phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nông nghiệp, nông thôn. Hiện, việc xây dựng nông thôn mới đang chuẩn bị tập trung cho giai đoạn mới nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, nhất là những khó khăn về xây dựng nông thôn mới ở thôn bản. Vấn đề liên kết sản xuất, cơ giới hóa và đồng bộ trong nông nghiệp cũng còn nhiều điều cần quan tâm. Đội ngũ cán bộ chuyên môn của trường có thể phối hợp với các đơn vị của Bộ NN&PTNT để tham gia các chương trình, đề án như: Phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới tổ chức các đoàn khảo sát vấn đề sinh kế của người dân ở các thôn bản; Hỗ trợ tập huấn cho mạng lưới các hợp tác xã lâm nghiệp; Tham gia chương trình tập huấn để sau này hỗ trợ các địa phương về chương trình OCOP…

Tại buổi làm việc, Trường ĐH Nông lâm cùng các đơn vị trong đoàn công tác đã ký kết hợp tác triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Return to top