ClockThứ Hai, 01/04/2019 06:00

Trưởng thành từ lời dạy của Bác

TTH - Gần 20 năm công tác trong ngành Công an, Trung tá Ngô Tuấn Anh, Phó Đội trưởng Đội Kỹ thuật hình sự, Công an TP. Huế gắn bó với công việc khám nghiệm hiện trường, giám định tang vật. Bằng sự cẩn trọng, kỹ lưỡng, anh đã góp phần cùng đồng đội khám phá hàng nghìn vụ án, lặng lẽ lập nhiều chiến công trong trận tuyến đấu tranh phòng, chống tội phạm.

LĐLĐ tỉnh triển khai chuyên đề học Bác năm 2019Cán bộ ngành tòa án học Bác từ những câu chuyện xúc độngThường xuyên “tự soi, tự sửa”

Trung tá Ngô Tuấn Anh

Khắc ghi lời dạy của Bác “Đối với công việc phải tận tụy”, ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ tại Đội Kỹ thuật hình sự, Công an TP. Huế, Trung tá Ngô Tuấn Anh đã không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhanh chóng phát huy năng lực và đem những kiến thức được học tại Trường đại học Cảnh sát để áp dụng vào thực tiễn điều tra, khám nghiệm hiện trường. Những lúc rảnh rỗi, anh còn dành thời gian nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và nắm vững các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công việc, lĩnh vực công tác được giao. Với phương pháp làm việc khoa học, thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khách quan, năm 2011, anh được bổ nhiệm chức vụ Phó Đội trưởng Đội Kỹ thuật hình sự, Công an TP. Huế.

Mỗi năm, trên địa bàn TP. Huế xảy ra hàng trăm vụ án trộm cắp, cố ý gây thương tích, tai nạn giao thông, giết người… Do đặc thù, tính chất công việc, nên dù bất kể hoàn cảnh nào, mỗi khi có án xảy ra hay có yêu cầu của các đội nghiệp vụ, Trung tá Ngô Tuấn Anh lại cùng cán bộ, chiến sĩ của Đội Kỹ thuật hình sự có mặt tại hiện trường sớm nhất để khám nghiệm, thu thập, bảo quản các tang chứng, vật chứng và dấu vết của vụ án, giúp cơ quan điều tra có đủ cơ sở để điều tra truy tìm thủ phạm. Mặc dù áp lực công việc lớn, nhưng với tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm đến cùng, nhiều năm qua, Trung tá Ngô Tuấn Anh đã cùng với đồng đội tham gia giám định hàng nghìn vụ việc, từ giám định pháp y, giám định ma túy đến giám định dấu vết sinh học, giám định dấu vết cháy...

Trung tá Ngô Tuấn Anh chia sẻ: Khó khăn nhất trong công tác khám nghiệm là khám nghiệm tử thi. Người chết đang trong thời kỳ phân hủy sinh học, trong khi yêu cầu đặt ra là phải xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến cái chết. Anh nhớ lại: "Vào khoảng cuối năm 2018, tại khu vực sông Hương đoạn công viên Thương Bạc phát hiện một thanh niên chết không rõ nguyên nhân, trên cổ có đeo một túi xách bên trong có 3 viên gạch. Khi vớt xác nạn nhân lên bờ, thi thể đã chết sau 48 tiếng, đang trong thời kỳ phân hủy mạnh. Do không xác định được danh tính để xác định họ là ai, ở đâu, tôi phải vận dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ đã được đào tạo, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác để thực hiện nhiệm vụ. Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã nhanh chóng xác định được danh tính của nạn nhân là một thanh niên ở tại phường Phú Bình, TP. Huế". Sau khi xác định được danh tính, anh tiếp tục phối hợp với lực lượng pháp y tỉnh đưa ra nhận định nạn nhân chết do thể bị ngạt nước, không có tác động ngoại lực. 

Gần 20 năm xông pha, nhiệt huyết với công việc, Trung tá Ngô Tuấn Anh đã tích lũy được kinh nghiệm dày dặn với vai trò một giám định viên. Anh tâm sự: "Hầu hết hiện trường của các vụ án đều bị xáo trộn do rất nhiều nguyên nhân, vì vậy, quá trình khám nghiệm hiện trường không chỉ vận dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ mà còn phải kết hợp giữa kiến thức khoa học chuyên ngành với tư duy nhạy bén và kinh nghiệm thực tiễn để phát hiện, thu hồi triệt để các dấu vết, tang vật, giúp cơ quan điều tra truy tìm theo dấu vết nóng và nhận định chuẩn xác đối tượng".

Thượng tá Võ Văn Sáu, Phó Trưởng Công an TP. Huế nhận xét: “Đồng chí Ngô Tuấn Anh đã phát huy được năng lực, sở trường của mình, từ đó hoàn thành tốt mọi công việc được giao, là tấm gương tiêu biểu trong phong trào học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân".

Bài ảnh: Hồng Ngô – Mạnh Hùng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Không ngừng lớn mạnh, phát triển

Tiền thân là trường Đảng Thừa Thiên, sau hơn 30 năm mang tên vị tướng vĩ đại của dân tộc, người con thân thương của quê hương, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đã đi qua một chặng đường để lớn mạnh, địa chỉ đỏ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo cốt cán có tài, có đức cho Thừa Thiên Huế.

Không ngừng lớn mạnh, phát triển
Chàng trai Tà Ôi trưởng thành từ quân ngũ

Sau 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, Trung sĩ Blup Tới - chiến sĩ nạp đạn xe M113 - Đại đội Thiết giáp 2 - Tiểu đoàn Tăng thiết giáp trở về với gia đình, quê hương. Không giấu được sự xúc động, Trung sĩ Blup Tới bộc bạch sẽ nhớ mái nhà giúp bản thân trưởng thành, rèn luyện sự rắn rỏi và chững chạc để bước tiếp hành trình trên đường đời.

Chàng trai Tà Ôi trưởng thành từ quân ngũ

TIN MỚI

Return to top