ClockChủ Nhật, 21/06/2020 17:56

Truyền thanh xã, hiệu quả lan rộng

TTH.VN - Khi thông tin dễ dàng len lỏi vào đời sống thì những bản tin truyền thanh xã, phường dường như mất chỗ đứng. Nhưng đúng vào lúc mọi người lãng quên, hệ thống truyền thanh cơ sở lại phát huy hiệu quả. “Loa phường” lại thể hiện thế mạnh của mình...

Đài truyền thanh thành phố Huế hợp nhất với hai cơ quan khácTuyên truyền sâu Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnhTăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậuThành lập Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thị xã Hương Trà

Lê Viết Công thực hiện bản tin tại xã Hương Phong

Điện thoại cho Lê Viết Công, cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) chúc anh nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam rồi hỏi về công việc của anh thường ngày. Công bảo, anh vừa trải qua một thời gian bận rộn. Có vẻ nghiêm trọng, Công bảo, cũng tại dịch bệnh COVID-19 khiến anh lu bu. Những ngày giãn cách xã hội, “loa xã” của Công phụ trách “chạy” hết công suất. Không chỉ thông tin mà còn phải định hướng, giúp người dân hiểu đúng về dịch bệnh, cảnh giác với các thông tin giả, không đúng sự thật.

Không chỉ tiếp sóng đài thị xã, Đài Truyền thanh xã Hương Phong còn tự sản xuất các chương trình. Hàng tháng phải xây dựng các khung chương trình thời sự địa phương. Trung bình mỗi tuần sản xuất một chương trình. Ngoài Công, thành viên của các đoàn thể đều “đóng vai” phóng viên, cộng tác viên của các chương trình. Bên cạnh những cơ sở vật chất cơ bản như, máy vi tính, mixer, micro, máy in, hệ thống 22 cụm thu, 46 cụm loa đáp ứng nhu cầu thông tin đến người dân. “Ai cũng bảo loa xã ổn ào, nhức tai nhưng vào những khi cấp bách nó lại hiệu quả vô cùng. Đặc biệt vào nững ngày cao điểm dịch bệnh COVID-19. Hương Phong luôn là rốn lũ mỗi mùa mưa đến, dễ dàng bị chia cắt, do vậy, lúc ấy không còn cách nào khác, người dân tiếp nhận thông tin từ loa xã, đặc biệt là những nguời già”, Công bộc bạch.

Ở một chừng mực nào đó, loa xã giúp xóa tan sự chia cắt thông tin, đặc biệt ở những vùng người dân có trình độ nhận thức còn thấp. Vào những ngày đầu tháng 6, lang thang ở vùng biên giới cùng cán bộ văn hóa-thông tin xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tôi cảm nhận được tầm quan trọng của hệ thống thông tin cơ sở. Tại địa phương thuộc diện “chuyển khẩu” sang xã A Bung (huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị), người dân chủ yếu tiếp nhận thông tin thông các cụm loa. Người dân chưa thật tường tận với chính sách, thủ tục hành chính ở nơi mở mới, ngoài được tuyên truyền, họ buộc phải nghe thông tin qua loa. “Sau khi sáp nhập vào địa phương bạn, nhiều chính sách cho người có công cách mạng, người nghèo… của người dân trước đây thuộc xã Hồng Thủy chưa thật tường tận. Họ được địa phương bạn thông tin qua loa truyền thanh. Hàng ngày, người dân đều đặn được cung cấp thông tin về những chính sách pháp luật, an ninh trật tự giúp cuộc sông họ yên tâm và ổn định cuộc sống”, cán bộ văn hóa thông tin xã Hồng Thủy cho biết.

Những cụm loa truyền thanh giúp người dân vùng sâu dễ dàng tiếp cận với thông tin

Trong đời sống hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều loại hình chuyển tải thông tin. Song, với một bộ phận người dân, thông tin trên loa truyền thanh phường, xã rất gần gũi, thiết thực với đời sống. “Người đồng bào không phải ai cũng rành internet như ở đồng bằng, một số nơi còn không có sóng điện thoại. Thông tin phát trên loa truyền thanh giúp tụi tui nắm được thông tin đúng của Đảng và Nhà nước. Mỗi lần có chính sách hỗ trợ chi, đồng bào đều nghe trên loa rồi thông báo lại với người dân trong thôn. Vừa qua, thông tin hỗ trợ về dịch bệnh COVID-19 cũng được phát trên loa truyền thanh, nhờ rứa mà tụi tui biết nơi mà đi nhận”, ông Hồ Văn Liên (xã A Bung, huyện Đakrong, trước đây thuộc xã Hồng Thủy – huyện A Lưới) nói.

Xây dựng hệ thống  truyền thanh cơ sở là cách kết nối thông tin đến người dân. Thực tế, tiêu chí thông tin và truyền thông cũng đã được ràng buộc trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư để đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách kịp thời đến người dân. Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) Đăng Tiến Tùy cho biết: “Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng tôi cũng đã đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống thông tin-truyền thông. Đó không chỉ hoàn thành các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới mà để cung cấp thông tin một cách nhanh, chính xác nhất đến với người dân ở địa phương vùng biển”.

Những ngày tháng 6, người ta nói nhiều đến báo chí, các phương tiện truyền thông hiện đại, nhưng đâu đó ở những bản làng, thôn quê yên bình, loa truyền thanh cơ sở lại gần gũi, sát thực, được người dân quan tâm. Những người góp phần truyền tải thông tin đến với cộng đồng cũng cần được tri ân!

Bài, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nữ công an xã vùng biên gương mẫu

Gương mẫu, tận tụy và đầy trách nhiệm trong công việc, Thiếu tá Hồ Thị Kim Anh (sinh năm 1986, Phó Trưởng Công an xã Hồng Kim, huyện A Lưới) luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền, Thiếu tá Kim Anh đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, được Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nữ công an xã vùng biên gương mẫu
Nâng cấp các xã lên phường

Đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống điện chiếu sáng hay hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư ở các xã, phường mới sáp nhập vào TP. Huế từ tháng 7/2021 là những dự án (DA) đã và đang được UBND TP. Huế triển khai, với mục tiêu hoàn thiện hạ tầng và đáp ứng các tiêu chí để nâng cấp các xã lên phường.

Nâng cấp các xã lên phường
Hướng đến xã nông thôn mới thông minh

Xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) là 1 trong 6 xã của cả nước và là xã duy nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế được chọn tham gia mô hình thí điểm “Xã nông thôn mới thông minh” của toàn quốc trong Chương trình Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới (NTM) thông minh.

Hướng đến xã nông thôn mới thông minh
Return to top