ClockThứ Hai, 26/10/2015 08:45

TS. Phan Tiến Dũng, TUV, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam

TTH - Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Bố cục dự thảo văn kiện được trình bày hợp lý, chặt chẽ. Trong đó, xin được đóng góp thêm một số ý kiến về nội dung xây dựng văn hóa, con người Việt Nam như sau:
Tại nội dung xác định mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020, về nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người, đề nghị bổ sung thêm nội dung: “Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” và đưa thành một nhiệm vụ riêng. Cụ thể: “Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: Thực hiện đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại. Tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa”.
Đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa, đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung như sau: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số, tạo nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của văn hóa Việt Nam...”. Tại mục phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; đề nghị bổ sung thêm các nhiệm vụ: Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam; Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa.
Về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, theo tôi, nên tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành và trong Nhân dân về tầm quan trọng của xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Nâng cao vai trò cá nhân và cộng đồng trong giữ gìn và xây dựng môi trường văn hóa, làm cho các giá trị văn hóa tốt đẹp thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội. Tập trung gìn giữ và phát huy giá trị thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam. Phát triển thể chất, tâm hồn, trí tuệ, đề cao các chuẩn mực đạo đức, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần sáng tạo, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội; chú trọng xây dựng truyền thống đặc trưng của gia đình Việt Nam. Hình thành nếp sống văn minh công cộng, xây dựng văn minh công sở; xây dựng môi trường văn hóa trong các trường học, văn hóa kinh doanh, văn hóa giao thông... Giáo dục, rèn luyện học sinh các cấp về nhân cách, đạo đức, lý tưởng, lối sống trong gia đình, nhà trường, xã hội. Tạo môi trường phát triển toàn diện trí lực cho giới trẻ, xây dựng thế hệ thanh niên, thiếu niên năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh phong trào hoạt động thể thao trong các tầng lớp Nhân dân; gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống.
Với nội dung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đây là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó cần xác định ba trụ cột của môi trường văn hóa lành mạnh là gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nơi lưu giữ và phát huy nếp sống tốt đẹp của truyền thống văn hóa, đồng thời tiếp thu những giá trị bên ngoài, nâng cao đời sống phù hợp với thời đại. Nhà trường thông qua các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” để hình thành một thế hệ trẻ có đạo đức và trí tuệ cao.
Một giải pháp không kém phần quan trọng để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tập trung triển khai trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đóng góp các nguồn lực để phát triển văn hóa phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước. Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các trường học, đặc biệt là địa bàn dân cư… phải xây dựng quy chế, quy ước thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục.
Ngoài ra, cần chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa; tăng cường các hoạt động giao lưu đối ngoại, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để xã hội hoá hoạt động đào tạo; đa dạng hoá các loại hình đào tạo văn hoá, nghệ thuật, đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Minh Hiền (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top