ClockThứ Ba, 31/05/2016 09:50

Từ 1/8, tăng mức phạt đối với nhiều vi phạm giao thông

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP với mức phạt nặng hơn nhằm tăng tính răn đe, giáo dục.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP với mức phạt nặng hơn nhằm tăng tính răn đe, giáo dục.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP vừa được ban hành, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền với mức phạt tăng từ 10-15 triệu đồng (theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP) lên 16-18 triệu đồng. Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn và chất ma túy của người thi hành công vụ cũng bị áp dụng mức phạt trên.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng bổ sung quy định, nếu dùng chân để điều khiển vô lăng xe ô tô khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 7 - 8 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. Trường hợp vi phạm quy định này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng.

Nghị định mới cũng tăng mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Cụ thể, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Theo nghị định số 171/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm này chỉ bị phạt từ 8-10 triệu đồng.

Nghị định cũng tăng mức phạt đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Cụ thể, người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng (mức phạt tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60.000 - 80.000 đồng).

Trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cũng bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ ra quân dọn vệ sinh dọc tuyến đường sắt Huế - Phú Lộc

Sáng 23/3, Tỉnh đoàn phối hợp với Chi nhánh Khai thác đường sắt Thừa Thiên Huế và các đơn vị đường sắt trong khu vực tổ chức lễ ra quân Ngày Chủ nhật xanh tại các ga và dọc tuyến đường sắt Huế - Phú Lộc. Tham dự có ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Tuổi trẻ ra quân dọn vệ sinh dọc tuyến đường sắt Huế - Phú Lộc
Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đưa vào khai thác tuyến tàu du lịch Huế - Đà Nẵng

Ngày 14/3, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp, làm việc với Đoàn công tác Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về công tác chuẩn bị đưa vào khai thác tuyến tàu Huế - Đà Nẵng. Tham dự buổi làm việc về phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có ông Trần Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đưa vào khai thác tuyến tàu du lịch Huế - Đà Nẵng
Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền trong lĩnh vực ăn uống:
Tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh

Cùng với thúc đẩy việc xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán trong lĩnh vực kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế còn tập trung đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với cơ sở ăn uống, tạo cú hích trong thúc đẩy hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho các lĩnh vực khác.

Tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh
Return to top