ClockThứ Tư, 27/07/2011 20:47

Từ câu chuyện bia đá hòn Rùa

TTH - Hai tháng nay, dư luận nhiều lần phản ánh những bất cập xung quanh chuyện “trùng tu” bia rùa tại hòn Rùa trên đèo Hải Vân với không ít bức xúc. Bức xúc bởi một “công trình văn hóa - du lịch” bề thế giữa thanh thiên bạch nhật, nằm trong hành lang an toàn đường bộ nhưng chính quyền địa phương lại lẳng lặng... làm chui, không cần báo cáo cơ quan chức năng, không cần tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn. Nói như ông Nguyễn Minh Tuân, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Lộc, từ một động cơ tốt, nhưng do cách làm, việc trùng tu một di sản văn hóa như bia rùa đã bị làm cho lệch lạc. 

Thông tin liên quan:

>> Xây mới bia rùa trên đèo Hải Vân: Yêu cầu tạm dừng nhưng công trình vẫn thi công

Về nguyên tắc, đã trùng tu thì phải cố phục hồi, giữ lại cái cũ. Bất đắc dĩ, không giữ được mới làm cái mới. Cái mới ấy cũng phải đúng, phải chính xác so với nguyên mẫu. Thế nhưng quá trình trùng tu bia rùa, chính quyền địa phương lại để cho các thợ xây đập nát tấm bia cũ. Riêng cụ rùa cõng bia, vẫn còn gần như nguyên vẹn, lại bị thay bằng một con rùa khác, mà con rùa mới này, đối chiếu với rùa cũ thì hoàn toàn khác lạ, lộ rõ sự vô cảm và kệch cỡm. Và bức xúc hơn nữa là, khi công trình đã khởi công, cơ quan chức năng đã có biên bản đề nghị dừng lại để báo cáo tình hình, đề xuất hướng giải quyết nhưng chính quyền thị trấn Lăng Cô vẫn tiếp tục cho xây dựng, đẩy vấn đề đi xa hơn với những vi phạm kép.

Rùa cũ bị bỏ rơi cạnh nhà bia khang trang vừa hoàn thành tại hòn Rùa

 

 Mảnh vỡ bia rùa (có khả năng là công trình kỷ niệm sự kiện khánh thành tuyến đường sắt qua đèo Hải Vân đầu thế kỷ 20)

Vì sao phải bỏ bia rùa cũ, xây bia rùa mới, dư luận địa phương xôn xao một lý do. Đó là tại vị trí đặt bia rùa đã hai lần xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm nhiều người chết. Cụ rùa bị xe lật đụng vỡ, nằm gục đầu khiến người dân “làm ăn không nên nổi”. Cán bộ địa phương “hay xảy ra chuyện”, không “trưởng thành”, nhiều đời bị cách chức, ảnh hưởng đến tâm linh, tinh thần của người dân địa phương !!!.

Bất chấp dư luận. Bất chấp luật lệ. Với những chuyện tâm linh ngụy biện. Giờ đây, một nhà bia khang trang đã mọc lên ngay tại hòn Rùa. Bên trong, bia và rùa mới đã ấm thân. Bên ngoài, bia cũ bị đập nát vẫn còn vương vãi những mảnh vỡ. Rùa cũ bị hắt hủi, nằm cô đơn, lạnh lẽo trên tấm bê tông thấp tè. Đúng như phát biểu của ông Lê Văn Thuyên, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế với báo chí: Làm bia mới như thế thì không có ý nghĩa gì cả, là phi văn hóa... Nếu không đập bỏ thì chẳng khác để lại dấu ấn văn hóa trọc phú của thời đại ngày nay”. Một cách sâu xa hơn, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Lộc thừa nhận: “Đây là bài học chua xót về vấn đề quản lý di tích và công tác xã hội hóa trùng tu di tích trên địa bàn tại địa phương”. Đúng là một bài học mà nếu cơ quan chức năng không giải quyết đến nơi đến chốn, sẽ tạo ra những tiền lệ xấu trong xây dựng, dẫn đến những lệch lạc trong công tác bảo tồn di sản ở cơ sở. 

Được biết, công trình trùng tu bia rùa có tổng giá trị gần 400 triệu đồng, do Công ty TNHH dịch vụ du lịch Thanh Tâm đầu tư trên tinh thần kêu gọi xã hội hóa. Đây đang là chủ trương của nhà nước nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, với câu chuyện ở hòn Rùa, thực tế cho thấy, việc bảo tồn di sản không phải cứ có tiền là được.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top