ClockThứ Tư, 07/11/2018 06:30

Từ chức - khuyến khích tự nguyện hay cần luật hóa

Việc có hành lang pháp lý về từ chức sẽ nhắc nhở, tạo sự chủ động trong ứng xử của lãnh đạo quản lý, nhất là ứng xử với trách nhiệm của mình.

“Chạy chức chạy quyền là vấn đề nhức nhối ngay trong nội bộ Đảng”Xây dựng văn hóa từ chức

Câu chuyện "văn hóa từ chức - chủ động từ chức" một lần nữa lại làm nóng nghị trường tuần qua, trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa IV; một lần nữa đặt ra vấn đề chủ động từ chức hay phải luật hóa. Chuyện không mới, nhưng cho thấy sự mong mỏi đổi mới về tư duy nhận thức, cho thấy sự cần thiết nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, xây dựng văn hóa ứng xử, kỷ luật kỷ cương trong đội ngũ cán bộ của Đảng, cho thấy quyết tâm thiết lập Chính phủ kiến tạo, liêm chính, Chính phủ hành động, vì lợi ích chung của người dân, cho thấy yêu cầu mọi hoạt động phải được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.

Từ chức, văn hóa từ chức đã được xã hội quan tâm nhiều. Ảnh minh họa, nguồn Internet

Từ chức, văn hóa từ chức đã được xã hội quan tâm nhiều. Tại nghị trường của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, một số đại biểu Quốc hội rất mạnh mẽ nêu ra vấn đề văn hóa từ chức. Sau 2 năm, tại kỳ họp thứ 6, vấn đề này lại được xới lên cùng việc thực hiện Quy định trách nhiệm nêu gương của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII là chủ động từ chức khi thấy mình không đủ điều kiện, năng lực và uy tín.

Từ chức vốn là việc rất bình thường, có trách nhiệm là không tiếp tục nắm giữ chức vụ trước khi hết nhiệm kỳ. Từ chức còn được Hiến pháp năm 1946 đặt ra khi Bộ trưởng không được nghị viện tín nhiệm trong việc cân bằng quyền lực, tổ chức quyền lực thể hiện vai trò hoặc trách nhiệm cá nhân. Điều ấy còn xuất phát từ thực tiễn cuộc sống khi liên tiếp có nhiều sự kiện xảy ra khiến dư luận phải đặt câu hỏi vì sao một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, bị nhắc nhở, bị dư luận phản ứng mà không dũng cảm thừa nhận thiếu sót việc làm sai hoặc có nhận nhưng không sửa, không giám xin thôi chức vụ. Vì sao việc từ chức lẽ ra rất bình thường thì lại bị coi là bất bình thường? Vì sao những người dũng cảm từ chức ở Việt Nam bị coi là lập dị, là không giống ai.

Trong lịch sử Việt Nam không hiếm bậc nho sĩ, hiền tài đã khảng khái trả ấn, trả áo mũ từ quan. Nhưng nay việc từ quan không dễ vì đó là hệ quả của chính sách bất bình thường trong công tác cán bộ, hệ quả của nạn chạy chức chạy quyền, nạn mua quan bán chức, nạn tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ đã và đang trở thành nỗi nhức nhối của xã hội. Những cán bộ ấy lấy đâu ra năng lực, lấy đâu ra uy tín để lãnh đạo, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng họ cũng không dễ “nhả” ra cái chức, cái quyền mà họ đã đầu tư tiền của , vận dụng mọi mối quan hệ, tiền tệ, hậu duệ mới giành giật được. Không dễ gì, họ chấp nhận mất đi những quyền lợi mà quyền lực đã mang lại cho họ; lại càng không thể đòi hỏi ở họ sự liêm sỉ, lòng tự trọng để chủ động từ chức.

Nhiều người có chức vụ quyền hạn, những ông quan cách mạng lâu nay đã quen với việc chỉ có lên chứ không có xuống; quen với việc ra lệnh, hưởng thành tích; người làm sai là cấp dưới, người thừa hành, chứ không thuộc trách nhiệm của người đứng đầu.

Một khi họ “né” trách nhiệm, một khi họ sợ mất uy quyền, tiền tài, danh vọng, thì chủ động từ chức đối với họ là điều quá xa xỉ.

Một thực tế nữa là sự định kiến của xã hội đối với những người từ chức, coi từ chức là việc đáng xấu hổ, đáng phê phán là sự sỉ nhục đối với người quyền cao chức trọng. Vậy nên, nếu như không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm cá nhân; nếu như chỉ kêu gọi sự tự giác, lòng tự trọng, sẽ rất khó hình thành được văn hóa từ chức đối với một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Vậy nên, cùng với quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, thì điều kiện cần và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống là phải có cơ chế luật pháp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy định rõ ràng, chi tiết về từ chức. Bởi có hành lang pháp lý về từ chức sẽ nhắc nhở, tạo sự chủ động trong ứng xử của lãnh đạo quản lý, nhất là ứng xử với trách nhiệm của mình, góp phần hình thành đội ngũ cán bộ có tự trọng, có văn hóa. Bởi sự ngay thẳng, chính trực, quang minh ở trên, từ những con người cụ thể sẽ giúp lan tỏa và nhân lên niềm tin trong nhân dân. Bởi việc từ chức là quyết định của một cá nhân giữ chức vụ nhưng lại tác động mạnh mẽ đến đạo đức, sự tuân thủ pháp luật của cả xã hội.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ

Tuổi trẻ bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh trên hai tuyến biên giới phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tích cực tham gia có hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới, góp phần quan trọng xây dựng biên giới giàu đẹp.

Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ
Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông

Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho thanh, thiếu niên được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế triển khai với đa dạng hình thức, góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và mỗi người dân về việc chấp hành pháp luật giao thông.

Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Tiếp cận, sử dụng mạng xã hội (MXH) là quyền và nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức. Tuy nhiên, MXH là “mạng ảo” bên cạnh những thông tin chính thống, tích cực là các luồng thông tin xấu độc, phản cảm, vi phạm pháp luật đòi hỏi mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần có ý thức trách nhiệm chuẩn mực, đấu tranh phản biện tích cực khi tham gia MXH.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Return to top