ClockThứ Năm, 28/01/2021 20:37
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII

Tư duy về tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển đất nước

TTH - Nội dung các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, chất lượng, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, tư duy về tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta và khát vọng phát triển của đất nước, dân tộc… là ý kiến khẳng định của nhiều đại biểu tham gia thảo luận tại hội trường về các văn kiện Đại hội XIII của Đảng ngày 28/1.

Công bố Ngày thanh niên hành động chào mừng thành công Đại hội XIIIRực rỡ cờ, hoa chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIIITriển lãm tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Đoàn đại biểu của tỉnh dự Đại hội. Ảnh: Ban ảnh TTXVN

Nâng cao khả năng tự “đề kháng”

Tham luận với chủ đề: “Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan Trung ương Đỗ Việt Hà chỉ rõ: “Dưới những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm cho không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có những biểu hiện “cua cậy càng, cá cậy vây”, quan liêu, xa dân. 

Đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, cấp ủy, tổ chức Đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát hàng chục vạn tổ chức Đảng và hàng triệu đảng viên; thi hành kỷ luật hơn 1.000 tổ chức Đảng và hơn 87.000 đảng viên; trong đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, kể cả đương chức và đã nghỉ hưu, cả cán bộ liên quan đến nhân sự đại hội đảng bộ các cấp.

Vì vậy,  cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải tiên phong đi đầu trong việc nêu gương về đạo đức, lối sống, nâng cao khả năng tự “đề kháng” trước sự tác động, xâm nhập của các nhân tố độc hại từ bên ngoài; kiên quyết đấu tranh phòng, chống sự tha hóa quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, Đảng ta xác định, cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá để phát triển đất nước. Bộ Nội vụ đề xuất với Đại hội một số nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp. Trong đó, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước.

Trên cơ sở đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp. 

Là đơn vị ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên tham luận tại Đại hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum - A Pớt khẳng định, việc thực hiện các chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng toàn diện mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Mặc dù vậy, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng tuy được chú trọng đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ…

Giải pháp được Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum - A Pớt đưa ra là: “Tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc; triển khai đồng bộ và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư để lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát động và triển khai hiệu quả cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Nhiều ý kiến tham luận tại Đại hội cũng đã khẳng định về việc, cần phát triển hài hòa giữa các vùng miền; gắn phát triển kinh tế với văn hóa; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế…

Đoàn đại biểu của tỉnh dự Đại hội ngày 28/1. Ảnh: Ban ảnh TTXVN

“Dân là gốc”

Là đại biểu của Đảng bộ tỉnh dự Đại hội, dịp này, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cũng đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề: “Phát huy sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam trong sự phát triển bền vững đất nước”.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa được nâng lên trong toàn hệ thống chính trị và Nhân dân. Thể chế văn hóa, chính sách văn hóa dần được hoàn thiện.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp. Đó là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, phải thực sự tiêu biểu về đạo đức, lối sống, thực sự gần dân, thân dân, trọng dân, phấn đấu vì lợi ích của dân, thấm nhuần đạo lý “Dân là gốc”.

Chiều cùng ngày, Đại hội làm việc tại hội trường để nghe báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và tiến hành một số nội dung quan trọng khác. Dự kiến, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII có 200 đồng chí; trong đó, có 180 UVTW Đảng chính thức và 20 UVTW Đảng dự khuyết.

Sau 1,5 ngày thảo luận về các văn kiện Đại hội, đã có 36 ý kiến đến từ các đoàn đại biểu, các đảng bộ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan trực tiếp tham luận tại hội trường. Các tham luận tập trung đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; đóng góp ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025); mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045.

Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top