ClockThứ Tư, 06/12/2017 13:56

Từ mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở Hồng Vân

TTH - Với sự nỗ lực của cả cộng đồng, công tác phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để chấm dứt BLGĐ, giảm bất bình đẳng giới.

Thế giới cần phải xóa bỏ nạn bạo lực đối với phụ nữ“Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái".Hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đìnhPhòng chống bạo lực gia đình ở Bao Vinh: Lấy tình làng, nghĩa xóm làm nền tảngLan tỏa các mô hình về phòng chống bạo lực gia đình

Hội thi "Gia đình hạnh phúc" do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức

Giảm bạo lực

Trước đây, xã Hồng Vân, huyện A Lưới là một trong những điểm nóng về BLGĐ của tỉnh. Là xã biên giới, kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Hồng Vân còn nhiều thiếu thốn. Cái nghèo nảy sinh mâu thuẫn, cộng thêm nạn nghiện rượu, cờ bạc khiến khoảng 10% số hộ ở Hồng Vân xảy ra BLGĐ, chủ yếu là bạo lực thân thể và bạo lực tinh thần đối với phụ nữ và trẻ em. Trước thực trạng này, Sở Văn hóa và Thể thao đã chọn Hồng Vân làm mô hình thí điểm can thiệp phòng, chống BLGĐ với các hoạt động: Sinh hoạt CLB gia đình phát triển bền vững, đường dây nóng và nhóm phòng chống BLGĐ. Nhóm này được huy động từ nhiều tổ chức đoàn thể đã tuyên truyền, vận động và kịp thời phát hiện, can thiệp, hòa giải các vụ việc BLGĐ trong khu dân cư. 

Sau 5 năm triển khai, mô hình thí điểm đã đạt được kết quả hơn mong đợi. Từ 95 hộ gia đình có bạo lực vào cuối năm 2008, đến nay Hồng Vân được xem là địa phương đã đẩy lùi được BLGĐ. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho hay: “Các CLB tuyên truyền những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ BLGĐ, hướng dẫn các kỹ năng ứng xử trong gia đình, nhờ những người có uy tín trong làng khuyên răn cũng như đưa ra những chế tài xử phạt trong hương ước của làng. Điều đó tác động đến nhận thức của bà con và họ thay đổi hành vi. Bà con dân bản đã hiểu BLGĐ là điều xấu, cần phải loại bỏ”.

Từ thành công ở mô hình thí điểm này, các mô hình về phòng, chống BLGĐ đã được nhân rộng ra toàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 113 mô hình phòng, chống BLGĐ, 228 CLB gia đình phát triển bền vững, 113 đường dây nóng, 247 cơ sở tư vấn và 579 địa chỉ tin cậy cho nạn nhân bị BLGĐ tại cộng đồng. Không chỉ kịp thời phát hiện, can thiệp, tư vấn, hòa giải mâu thuẫn khi xảy ra bạo lực trên địa bàn, các nhóm, CLB này còn tổ chức xây dựng các phong trào, hoạt động văn hóa phong phú, thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Một trong những hoạt động then chốt mang lại hiệu quả cho các mô hình này là công tác truyền thông. Ngoài việc tuyên truyền chủ trương, chính sách về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới và công tác chăm sóc trẻ em…, các hội viên, thành viên CLB còn nhỏ to tâm sự cách khéo léo giải quyết những khúc mắc trong gia đình. 

Thúc đẩy bình đẳng giới

Theo thống kê của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, tình trạng BLGĐ trên địa bàn tỉnh đang duy trì ở mức dưới 400 vụ/1 năm. Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống BLGĐ giai đoạn 2012-2015 cho thấy, trên địa bàn tỉnh đã có 0,13% số hộ trên địa bàn có xảy ra BLGĐ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng, cùng các yếu tố về kinh tế, mâu thuẫn gia đình... là những nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, nhất là ở vùng nông thôn. Đối tượng bị bạo lực phần lớn là phụ nữ trong độ tuổi từ 16 đến 59.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính, bạo lực trên cơ sở giới, nhất là bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái được xem là những trở ngại lớn trong việc giảm bất bình đẳng giới ở Thừa Thiên Huế. Ông nhấn mạnh: “Để giải quyết bất bình đẳng giới ở Thừa Thiên Huế, vai trò của truyền thông cần làm là thay đổi được những quan niệm truyền thống cứng nhắc về giá trị, vai trò của phụ nữ và nam giới”.

Theo bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, truyền thông cần đi vào chiều sâu để giúp người dân hiểu thấu đáo hơn về những vấn đề cần giải quyết trong việc thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới nói chung và BLGĐ nói riêng. Cách thức truyền thông cần thực hiện đồng thời, đồng bộ vào các nhóm đối tượng khác nhau. “Các hội nghị, hội thảo, tập huấn cũng là một kênh truyền tải nội dung, thông điệp tới lãnh đạo cấp cao để vận động thay đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật về BĐG. Truyền thông cho nhóm nam giới có khả năng gây ra bạo lực trong cộng đồng, thu hút sự tham gia của họ vào các hoạt động cụ thể ở địa phương khuyến khích sự thay đổi nhận thức của nam giới. Với nhóm phụ nữ là người chịu nhiều tác động bởi bạo lực, chúng tôi truyền thông cách nâng cao kỹ năng sống, phòng tránh bạo lực và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động bên ngoài xã hội...”, bà Loan cho hay.

Sẽ không có bình đẳng giới nếu không có sự quan tâm của các cơ quan có trách nhiệm trong việc rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi toàn diện các chính sách, pháp luật liên quan, không có sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong gia đình và ngoài xã hội nhằm chấm dứt bạo lực, xâm hại với phụ nữ và trẻ em gái. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng cần nâng cao tính tự chủ, sự quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời chủ động chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại hơn là lựa chọn cách im lặng.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top