Thế giới Thế giới
Từ Nhật Bản đến Mỹ, người trẻ từ bỏ tìm việc
TTH.VN - Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (10/1) đăng tải bài viết cho hay, hàng triệu người lao động thất nghiệp đã từ bỏ tìm kiếm việc làm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn.
Người lao động xếp hàng dài bên ngoài Văn phòng Sở Lao động thành phố New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cụ thể, Tạp chí Nikkei Asia đã phân tích số liệu thống kê về lao động từ 10 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Vương quốc Anh..., và phát hiện ra, tổng số người trong lực lượng lao động kết hợp đã giảm 6,6 triệu người trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2020, so với cùng kỳ trong năm 2019.
Trong đó, những người trẻ tuổi và những người từng làm việc bán thời gian chiếm phần lớn. Điều đáng buồn hơn là những người trẻ tuổi trong nhóm này cũng có thể bỏ lỡ các cơ hội để đạt được loại kỹ năng và kinh nghiệm làm việc giúp đẩy mạnh sự nghiệp của họ.
Trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên, đại dịch đã dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ, vốn ở mức khoảng 3% trước khi đại dịch bùng phát, đã tăng vọt lên 14,8% vào tháng 4/2020. Bên cạnh đó, số người thất nghiệp cũng tăng lên ở Nhật Bản.
Đại dịch đặc biệt tác động những người dễ bị tổn thương trong thị trường việc làm. Ở Mỹ, trong thời gian từ tháng 4-9/2020, số người có việc làm ít hơn 9,9% so với một năm trước đó. Tại Nhật Bản, số người có thu nhập hàng năm dưới 1 triệu yen (tương đương 9.600 USD) đã giảm 1,09 triệu người từ tháng 7-9/2020, so với một năm trước đó. Hơn nữa, thị trường việc làm xấu đi có thể khiến mọi người ít có động lực làm việc hơn.
Tạp chí Nikkei Asia đã xem xét nguồn lao động ở Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nam Phi và Thái Lan. Đối với những người trong thị trường lao động, đội ngũ lao động của họ đã giảm 15,35 triệu người, xuống còn 439,33 triệu người trong quý II tính từ tháng 4-6/2020, khi một số quốc gia đang phải chiến đấu với làn sóng lây nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2014, khi các số liệu thống kê so sánh bắt đầu được ghi nhận. Trong quý III năm 2020, 6,6 triệu người khác đã rời khỏi thị trường lao động, so với một năm trước đó. Khi đại dịch bắt đầu hoành hành trong quý IV năm ngoái, một số quốc gia đã rơi vào tình trạng phong toả, khiến nhiều trường hợp không thể tìm được việc làm.
Ở Mỹ, khi những người từ bỏ tìm kiếm việc làm được tính là những người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp trên thực tế trong tháng 12 năm ngoái là 9,8%. Tại Nhật Bản, số người từ bỏ tìm việc làm cũng gia tăng. Viện Nghiên cứu Nhật Bản ước tính, trong giai đoạn 2018-2019, số người bị mất việc làm và không tìm kiếm việc làm trong tháng tiếp theo vào khoảng 1,1% lực lượng lao động. Con số này tăng lên mức 1,3% vào nửa cuối năm 2020.
Hiện tại, một làn sóng lây nhiễm thứ 3 đang lây lan trên toàn cầu. Nhật Bản ngày 7/1 đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận. Khi việc phục hồi việc làm theo hình chữ V có vẻ khó xảy ra, nhu cầu về sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm chuyển đổi động lực có thể sẽ tăng lên.
Theo ông Hisashi Yamada, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nhật Bản: "Các Chính phủ cần áp dụng chính sách khiến mọi người quay trở lại thị trường việc làm, làm việc trong những ngành đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, chẳng hạn như ngành điều dưỡng".
Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei Asia)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia