ClockThứ Ba, 26/09/2017 05:57

Từ những xúc cảm chân thành

TTH - Sau 4 tháng triển khai, cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” thu hút đông đảo học sinh, sinh viên, giảng viên, cán bộ, công chức Đại học Huế tham gia. Nhiều bài viết thể hiện cảm xúc sâu sắc, tình cảm gắn bó keo sơn về mối quan hệ giữa hai nước.

Trường Đại học Sư phạm trao giải cho 17 tập thể, cá nhân trong cuộc thi tìm hiểu mối quan hệ Việt - Lào

Công tác tổng hợp, chọn lọc bài thi tại Đại học Huế

Một trong những điểm nổi bật trong cuộc thi viết tại Đại học Huế phải kể đến sự tham gia của du học sinh Lào đang theo học tại các trường đại học thành viên. Tuy còn hạn chế về mặt ngôn ngữ, nhưng Manthanome Sidtasone, sinh viên Trường đại học Nông Lâm đã cố gắng hoàn thành tốt bài thi với chủ đề “Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam từ năm 1976 đến nay. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (được ký kết ngày 18/7/1977)”. Bài thi đoạt giải khuyến khích cấp cơ sở Trường đại học Nông Lâm.

Sidatasone viết: “Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam nảy sinh, phát triển trong sự trùng hợp mục tiêu cách mạng và tình nghĩa của hai dân tộc nước láng giềng ruột thịt là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bình đẳng, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau. Mối quan hệ này là một tấm gương mẫu mực, thủy chung, trong sáng, vững bền, chưa có trong quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới.

 Toàn Đại học Huế đã có hàng ngàn bài viết dự thi; trong đó Trường đại học Sư phạm là đơn vị làm tốt công tác tổ chức và có số lượng bài tham gia nhiều nhất, với 1.468 bài thi, gồm 34 bài của cán bộ, 1.121 bài của sinh viên và 313 bài của học sinh. Nhiều bài thi có chất lượng tốt, hình thức đẹp được đánh giá cao.

Anh Lê Văn Bình, cán bộ Ban Kế hoạch – Tài chính Đại học Huế dự thi với chủ đề “Những cảm nhận về nền văn hóa, về đất nước và con người Lào”. Bài viết thể hiện góc nhìn của cá nhân đối với đất nước, con người và nền văn hóa Lào với nhiều kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực khác nhau và kèm theo nhiều hình ảnh minh họa sinh động.

Anh Bình cho hay, anh quan tâm đặc biệt đến nền văn hóa nước bạn nên chọn đề tài này dự thi. Để hoàn thành bài viết, ngoài tư liệu tham khảo qua sách báo, internet, anh còn gặp gỡ những người quen ở quê, hiện đang lao động tại Lào để tìm hiểu, trao đổi kỹ hơn. Sau thời gian kỳ công nghiên cứu và thực hiện, bài viết của anh Bình đã hoàn thành và đoạt giải nhì cấp cơ sở cơ quan Đại học Huế.

Là một đoàn viên trẻ tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện tại Lào, anh Trần Văn Khôi, giảng viên, bác sĩ Trường đại học Y Dược Huế là người có nhiều kỷ niệm và cảm nhận rõ tình cảm người dân nước bạn dành cho Việt Nam. Với chủ đề  “Hành trình kết nối Lào – Việt Nam qua các hoạt động của tuổi trẻ Y Dược Huế”, bài viết của anh đã xuất sắc đoạt giải nhất cấp cơ sở Trường đại học Y Dược.

Từ góc nhìn người trong cuộc, anh Khôi đã chia sẻ những kỷ niệm khó quên của đoàn sinh viên tình nguyện Trường đại học Y Dược Huế tại tỉnh Salavan từ năm 2009 đến nay. Từ những khó khăn bước đầu triển khai như quãng đường dài di chuyển từ Huế đến Salavan, kế hoạch tiền trạm khó khăn, đến những thử thách trong quá trình làm việc như lịch làm việc dày đặc kết hợp di chuyển nhiều, bất đồng ngôn ngữ do ít thông dịch viên và cả yếu tố khách quan như mùa mưa kéo dài, tuy nhiên, sức trẻ, nhiệt huyết và trên hết là tinh thần dân tộc thiên liêng khi tham gia hoạt động tình nguyện quốc tế đã khiến tất cả các thành viên của đoàn xông pha hết mình với công tác khám chữa bệnh, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí cho Nhân dân nhiều xã và huyện của tỉnh Salavan.

Anh Khôi khẳng định, hành trình kết nối, vun đắp tình cảm khăng khít Lào – Việt Nam đã được thế hệ trẻ Đại học Y Dược phấn đấu không ngừng nghỉ trong thời gian qua. Những bánh xe tình nguyện quốc tế vẫn tiếp tục lăn qua nhiều nữa những vùng đất tưởng chừng như rất xa xôi kia nhưng lại rất ấm tình người. Những cánh chim mang trên mình hình ảnh đại sứ thiện chí của sinh viên Việt Nam vẫn tung cánh trên bầu trời láng giềng để tiếp tục vun đắp tương lai ổn định, phồn vinh của hai nước.

Ông Trần Văn Thành, Ủy viên Thường vụ trực Đảng ủy Đại học Huế cho biết, cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” được triển khai sâu  rộng và nhận được sự hưởng ứng của 12/12 Đảng bộ trực thuộc. Nhiều Đảng bộ có số lượng bài viết lớn và đều thành lập ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi để đôn đốc tiến độ, tuyển chọn các bài viết hay, hình thức đẹp để trao giải và tham gia cấp Đại học Huế. Hiện Ban Tổ chức cuộc thi Đại học Huế tiếp tục tuyển chọn bài thi có chất lượng tốt nhất để dự thi cấp tỉnh.

Bài, ảnh: Minh nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Tìm hiểu đất nước Hàn Quốc qua cuộc thi hùng biện

Chiều 27/2, Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế phối hợp với tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại học Deagu Catholic, Quỹ giao lưu văn hóa, nghệ thuật Gyeongbuk, Đại học Yeungnam, Hàn Quốc tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024.

Tìm hiểu đất nước Hàn Quốc qua cuộc thi hùng biện
Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân

Nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... trong Phong trào Duy Tân đã được các chuyên gia bàn luận, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” diễn ra tại TP. Huế ngày 19/12.

Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân
Return to top