ClockThứ Sáu, 16/04/2021 13:38

Từ tấm gương phản chiếu

TTH - Thừa Thiên Huế tăng 3 bậc (từ 20 lên 17, nằm ở nhóm khá) trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020 (PCI); xếp thứ 10/63 tỉnh thành trong xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020. Đây là kết quả bảng xếp hạng PCI và PAPI vừa được công bố ngày 14/4.

Thừa Thiên Huế tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng PCI năm 2020

Báo cáo PCI 2020 là ấn phẩm thường niên năm thứ 16 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam hợp tác xây dựng và công bố, nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong CPI có đến 10 chỉ số thành phần, gồm: Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, tính minh bạch, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Còn PAPI là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Chỉ số PAPI đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả và chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả và chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân. PAPI bao gồm 6 chỉ số lĩnh vực nội dung, 28 chỉ số nội dung thành phần và 92 chỉ tiêu thành phần về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố.

Tuy các chỉ số thành phần của CPI và PAPI được đánh giá riêng biệt, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau, phản chiếu hiệu quả trong việc cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch các chính sách, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thái độ phục vụ... Thông qua bảng xếp hạng PCI, PAPI  hàng năm là sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, người dân đối với những nỗ lực cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, nên đây là bộ chỉ báo tin cậy và khách quan về chất lượng điều hành cấp tỉnh của các địa phương.

 Những chỉ số CPI và PAPI năm 2020 vừa được công bố đã ghi nhận những nỗ lực của Thừa Thiên Huế trên các lĩnh vực … Theo đó, thời gian qua Thừa Thiên Huế đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp trong đầu tư, phát triển, phục vụ người dân. Chẳng hạn, chỉ riêng đưa Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh vào hoạt động đã tác động tích cực đến nhiều chỉ số như, tạo tính công khai minh bạch, giảm chi phí thời gian, hạn chế tiêu cực… Tỉnh cũng triển khai xây dựng và công bố thường niên Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, huyện và thành phố (DDCI) để  giám sát hiệu quả và nâng cao được trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo các sở ngành, huyện thị đối với hoạt động của các đơn vị mà họ phụ trách. Đặc biệt, với việc đưa Trung tâm điều hành Đô thị thông minh (Hue-S) vào hoạt động sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn.

Tuy nhiên, với xu hướng thu hút đầu tư xanh theo báo cáo PCI năm 2020, Thừa Thiên Huế sẽ đối diện với nhiều thách thức mới trong việc nâng cao chỉ số PCI. Trong định hướng thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn 2021-2026, vấn đề này cũng được đặt ra.

Để hiện thực hóa định hướng, điều cần thiết cần có khung chính sách và tiêu chí cụ thể trong thu hút đầu tư FDI. Chẳng hạn, với Bắc Ninh xây dựng tiêu chí  “ba cao” là công nghệ cao, môi trường cao, ngân sách cao và “hai ít” là sử dụng ít đất, ít lao động. Thừa Thiên Huế có nhiều thế mạnh để cụ thể hóa các tiêu chí riêng phù hợp, nhất là nguồn nhân lực, hạ tầng, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa... Nếu làm tốt điều này, chắc chắn vị thứ PCI của Thừa Thiên Huế sẽ có sự thăng hạng mạnh.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Return to top