ClockThứ Sáu, 12/03/2021 06:44
Thanh toán không dùng tiền mặt:

Từ thói quen đến hành động - Bài 2: Hướng đến nền hành chính công trực tuyến

TTH - Việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) góp phần mang lại hiệu quả quản lý, giảm sử dụng tiền mặt trong các hoạt động thanh toán, giảm bớt những chi phí liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền mặt. Đồng thời, thực hiện hiệu quả xây dựng chính quyền điện tử, tạo cơ sở thực hiện hành chính công trực tuyến, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của tổ chức, cá nhân...

Từ thói quen đến hành động - bài 1: Thay đổi tâm lý “tiền trao - cháo múc”Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Hạ tầng thanh niên không dùng tiền mặt được nâng cấp

Từ ngân hàng

Một trong những cơ sở làm nền tảng cho hoạt động TTKDTM chính là hạ tầng công nghệ phục vụ cho các thanh toán. Bên cạnh công tác tuyên truyền thay đổi thói quen khách hàng, bản thân các ngân hàng cũng bắt tay thay đổi chính mình bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, phát triển các phương thức thanh toán hiện đại nhưng vẫn đảm bảo an ninh an toàn bảo mật.

Với chủ lực đầu tư nguồn vốn trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân với dư nợ đầu tư phát triển lĩnh vực này luôn chiếm 70% dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)-Chi nhánh Thừa Thiên Huế, nhưng ít ai biết đây là một trong những ngân hàng đi đầu trong thực hiện các TTKDTM với 730.000 thẻ ATM được phát hành. Trong đó, hơn 200.000 thẻ hoạt động thường xuyên, tăng trưởng doanh thu hoạt động công nghệ đạt 145% trong các nhóm sản phẩm phục vụ khách hàng trong năm 2020.

Theo ông Trần Đình Khoái, Phó Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế, để góp phần tích cực vào việc phát triển TTKDTM, Agribank triển khai hiệu quả nhiều sản phẩm dịch vụ và kênh thanh toán hiện đại như: thẻ ngân hàng; chuyển, nhận tiền nhiều nơi Agri-pay; dịch vụ mobile banking (SMS banking, E-mobile banking); dịch vụ internet banking; trả lương qua tài khoản, ví điện tử… Ðây là những sản phẩm tiện ích, phù hợp với xu thế phát triển ngân hàng số hiện nay. Những năm qua, doanh số thanh toán thông qua dịch vụ mobile banking của Agribank có sự tăng trưởng vượt bậc, số thẻ ATM của Agribank không ngừng tăng.

Cùng với phát triển dịch vụ thẻ, Agribank không ngừng mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Hiện tại, Agribank đã phát triển 100 điểm chấp nhận thẻ qua máy POS và 100 điểm chấp nhận thanh toán thẻ qua mã QR CODE. Các đơn vị chấp nhận thẻ của Agribank đều được kết nối liên thông và có thể chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ của các ngân hàng, tạo nên mạng lưới thanh toán rộng lớn phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã có những bước tiến quan trọng trong năm qua khi tập trung đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai mạnh mẽ các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đa dạng cung ứng cho tất cả các phân khúc khách hàng.

VietinBank cung cấp đa dạng các giải pháp thanh toán cho các bệnh viện và nhà trường, từ các giải pháp đơn giản như chuyển tiền, POS, QR CODE tĩnh… đến các giải pháp công nghệ cao, liên kết hệ thống giữa ngân hàng và bệnh viện, nhà trường như: QR CODE động, thanh toán trực tuyến qua website/mobile app, thanh toán viện phí qua thẻ khám bệnh…

Các giải pháp thanh toán trực tuyến dịch vụ công cũng được triển khai, góp phần thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử và là tiền đề quan trọng để triển khai giải pháp thanh toán tích hợp cổng dịch vụ công quốc gia.

Ngoài đa dạng hình thức cũng như công nghệ, các ngân hàng hiện nay còn triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích giao dịch điện tử như miễn giảm phí phát hành, miễn phí giao dịch TTKDTM.

Vào cuộc

Không dừng lại ở các ngân hàng, đẩy mạnh TTKDTM đã trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử tạo cơ sở thực hiện hành chính công trực tuyến, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của tổ chức, cá nhân, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành trên địa bàn phối hợp trong triển khai thực hiện đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công. Ngành ngân hàng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai giải pháp thanh toán điện tử trên ứng dụng Hue-S. Phấn đấu trong năm 2021 đạt 100% cán bộ, công chức, viên chức triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Hue-S trong các dịch vụ phổ biến như: thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ viễn thông, đóng nộp các quỹ của đơn vị, thu học phí…

Ngoài ra, 100% trung tâm hành chính công cấp huyện, bộ phận một cửa hiện đại cấp xã đảm bảo điều kiện hạ tầng phục vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công không dùng tiền mặt; 100% các điểm tham quan, di tích trên địa bàn triển khai hệ thống vé điện tử; 100% dịch vụ taxi, xe bus triển khai hệ thống thanh toán vé, phí qua hình thức QR hoặc quẹt thẻ điện tử...

Theo ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh tỉnh, điều quan trọng nhất để thúc đẩy TTKDTM là phải đưa ra những chính sách có lợi cho người dùng, nhất là doanh nghiệp. Vì thế, các ngân hàng phải triển khai các chương trình ưu đãi mở thẻ cho các đơn vị trả lương qua tài khoản, miễn phí chi lương cũng như miễn giảm các loại phí thẻ, tài khoản thanh toán cho các đối tượng cán bộ, công nhân viên và người lao động. Cùng với đó, phải từng bước thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Để làm được điều này cần phải trang bị kỹ năng cho người tiêu dùng tránh bị lợi dụng, lừa đảo khi mua sắm trực tuyến, tạo niềm tin cho người dân khi thanh toán điện tử.

Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)-Chi nhánh Huế Nguyễn Thị Thanh Hiền khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tiết lộ tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã pin của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử, mã OTP, mã kích hoạt dịch vụ cho bất kỳ ai qua bất kỳ kênh nào… Không truy cập vào các đường link lạ, cẩn thận với những email, tin nhắn hoặc các cuộc gọi thông báo trúng thưởng, nhận tiền; không sử dụng tên truy cập và mật khẩu truy cập các dịch vụ ngân hàng điện tử làm mật khẩu truy cập các hệ thống khác ngoài ngân hàng. Đặc biệt, người dân phải lưu ý trong việc chia sẻ mã OTP vì không có bất kỳ ngân hàng, tổ chức tín dụng hay nhà cung cấp ví điện tử nào yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP cá nhân để xác nhận thông tin tài khoản hay thực hiện giao dịch.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường an toàn ngân hàng trước, trong và sau tết

Tình trạng cướp ngân hàng xảy ra tại một số địa phương đặt các tổ chức tín dụng trước bài toán vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch, vừa đảm bảo hệ thống giao dịch thông suốt trong những ngày cuối năm khi lượng giao dịch tăng đột biến. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo, cũng như có nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kho quỹ, an toàn giao dịch.

Tăng cường an toàn ngân hàng trước, trong và sau tết
Tăng tỷ lệ chi trả các khoản an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Các ngân hàng áp dụng chính sách ưu đãi về chi phí dịch vụ thanh toán theo hình thức không dùng tiền mặt đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đến các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn và chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nhằm đẩy mạnh chi trả an sinh xã hội theo hình thức không dùng tiền mặt trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Tăng tỷ lệ chi trả các khoản an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Trao quà và vật tư y tế trị giá 50 triệu đồng cho bà con vùng lũ

Ngày 24/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế cho biết, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bệnh viện đến trao tiền mặt và vật tư y tế trị giá 50 triệu đồng cho các hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua.

Trao quà và vật tư y tế trị giá 50 triệu đồng cho bà con vùng lũ

TIN MỚI

Return to top